Ăn Dặm Là Gì? Tìm Hiểu Về Ăn Dặm Là Gì?

Nhu cầu dinh dưỡng của bé luôn thay đổi theo từng chu kì phát triển. Lúc mới sinh ra, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng. Nhưng chỉ vài tháng sau đó sẽ đến giai đoạn sữa mẹ không đủ thỏa mãn bé. Giai đoạn này thường đến khi bé từ khoảng 4 đến 6 tháng tuổi. Đây chính là thời điểm đa số các bé sẵn sàng cho việc ăn dặm.

  • Bài viết tạo bởi: | Lượt xem bài viết: 544,865 (View) | Ngày cập nhật nội dung gần nhất: 25-01-2024 17:43:03
  • Ðánh giá: 1 11 21 31 41 5(5 sao 8 đánh giá)

Ăn Dặm là gì? 


"Ăn dặm""những thực phẩm bổ dưỡng cho bé sau khi mới sinh". Lúc mới sinh ra, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng. Nhưng chỉ vài tháng sau đó sẽ đến giai đoạn sữa mẹ không đủ thỏa mãn bé. Giai đoạn này thường đến khi bé từ khoảng 4 đến 6 tháng tuổi. Đây chính là thời điểm đa số các bé sẵn sàng cho việc ăn dặm

Nhu cầu dinh dưỡng của bé luôn thay đổi theo từng chu kì phát triển. Như vậy, có thể nói: Ăn dặm được coi là một bước ngoặt trong tiến trình phát triển của con. Mẹ nên đặc biệt chú ý để bé vượt qua tốt giai đoạn này.



Ăn Dặm Là Gì? Tìm Hiểu Về Ăn Dặm Là Gì?

Ăn Dặm Là Gì? Tìm Hiểu Về Ăn Dặm Là Gì?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/an-dam-la-gi-tim-hieu-ve-an-dam-la-gi.html


Hình 1: Ăn Dặm là gì? 

Tầm quan trọng của ăn dặm đối với sự phát triển của bé


Phát triển và học hỏi

 

Ăn dặm không đơn giản chỉ là cung cấp thêm dưỡng chất cho bé hay giúp bé ăn no, việc này còn giúp bé thực hành để phát triển và học hỏi. Bé sẽ học được cách ăn bằng muỗng (thìa) và làm quen với nhiều mùi vị và dạng thức ăn mới, quen dần với cảm giác có thức ăn trong miệng.
 

Trong vài tháng kế tiếp, sau khi đã làm quen với mùi vị và dạng thức ăn mới, bé sẽ phát triển kỹ năng nhai và nuốt. Điều này giúp phát triển cơ hàm để giúp bé hoàn thiện kỹ năng nói sau này
 

Hãy kiên nhẫn


Bạn hãy luôn nhớ rằng ăn dặm là trải nghiệm hoàn toàn mới đối với bé. Đó là quá trình thay đổi chuyển từ bú sang ăn, nên bạn cần phải kiên nhẫn đối với bé.
 

Bé cần có thời gian để quen dần với việc trệu trạo thức ăn và học nhai. Bạn đừng quá lo lắng, có bé cần thử đến 15 lần trước khi chấp nhận một loại thức ăn mới! Bạn cũng đừng quên rằng chúng tôi luôn ở bên bạn khi bạn cần. Đừng ngần ngại gọi cho các chuyên viên tư vấn của chúng tôi.
 

Vậy trẻ ăn dặm lúc nào thì hợp lý?


Chuyển sang giai đoạn ăn dặm là một mốc thời gian quan trọng cho cả bạn và bé. Do vậy, không có gì là bất ngờ khi một số bà mẹ có thể cảm thấy không chắc chắn về việc khi nào cho bé ăn và cho bé ăn gì. Tạo lập thói quen cho ăn vào những thời gian nhất định trong ngày sẽ giúp bé quen với chế độ ăn mới khi ăn dặm.
 

Các mẹ không nên quá vội vàng khi cho trẻ ăn dặm quá sớm, hãy đợi đến khi con thực sự sẵn sàng. Nếu cho bé ăn sớm quá sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé như: bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, biếng ăn, và lâu dài sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, chậm lớn.
 

Theo các bác sĩ chuyên gia, thời điểm ăn dặm ở trẻ thường là vào khoảng 6 tháng tuổi. Khi tròn 6 tháng tuổi, bé mới có đủ khả năng về hoạt động miệng lưỡi để có thể nuốt được thức ăn đặc.
 

Khởi đầu chỉ nên cho bé ăn 1 loại thức ăn mới trong ngày để theo dõi khả năng dung nạp của bé. Sau khi quan sát thấy bé ăn được, đến lúc đó mẹ mới tăng số lượng và bổ sung thêm một số vị khác. Việc thay đổi các nguyên liệu chế biến, giúp mẹ nhận biết được khẩu vị của con.
 


Ăn Dặm Là Gì? Tìm Hiểu Về Ăn Dặm Là Gì?

Ăn Dặm Là Gì? Tìm Hiểu Về Ăn Dặm Là Gì?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/an-dam-la-gi-tim-hieu-ve-an-dam-la-gi.html


 

Hình 2: Vậy trẻ ăn dặm lúc nào thì hợp lý?
 

Cách cho trẻ ăn dặm lần đầu tiên khi bé 5 – 6 tháng tuổi


Cách cho trẻ ăn dặm khoa học lần đầu tiên từ 5 đến 6 tháng tuổi phù hợp với đa số các bé trong giai đoạn phát triển này. Giai đoạn trẻ 5 -6 tháng tuổi, đây là thời điểm có thể cho bé ăn dặm, rất nhiều bậc cha mẹ lúng túng về cách cho trẻ ăn dặm như thế nào là đúng cách, làm thế nào để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Hãy cùng mecuti.vn tham khảo những thông tin dưới đây để có kế hoạch cho trẻ ăn dặm khoa học đúng cách nhất tốt cho sự phát triển của con sau này.
 

Sau giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ cần được ăn bổ sung để cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng. Nhưng ăn bổ sung như thế nào cho cân đối, hợp lý để trẻ được phát triển tốt cũng là vấn đề các bậc cha mẹ cần hết sức lưu tâm.
 

Thời điểm cho trẻ ăn dặm là gì?


Ăn bổ sung (ăn dặm) là cho trẻ ăn những thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Thời gian bắt đầu cần cho trẻ ăn dặm là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Theo truyền thống người Việt Nam và theo khuyến nghị ăn dặm cho trẻ là bắt đầu ăn dặm bằng bột gạo xay hoặc cháo xay nấu với thịt, trứng, rau.
 

Giai đoạn này trẻ cần ăn bổ sung vì nhu cầu năng lượng tăng. Từ 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Do vậy, thức ăn bổ sung là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này và lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng về số lượng và đậm độ đặc dần lên), nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm.
 

Một lý do nữa cần ăn dặm là do từ 6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ không còn, do vậy trẻ sẽ thiếu sắt nếu chỉ lấy từ nguồn sữa mẹ, do vậy thức ăn bổ sung sẽ là nguồn cung cấp đủ lượng sắt cần thiết để bù đắp khoảng thiếu hụt đó. Nếu cơ thể không có đủ lượng sắt trẻ sẽ bị thiếu máu. Khoảng thiếu hụt sắt lớn nhất vào lúc trẻ 6 -12 tháng và nguy cơ thiếu máu lớn nhất cũng ở nhóm tuổi này.
 

Trong một số trường hợp đặc biệt có thể cho trẻ ăn bổ sung từ giữa tháng thứ 4 khi trẻ không tăng cân một cách bình thường mặc dù trẻ vẫn được bú mẹ đầy đủ hoặc trẻ được bú mẹ thường xuyên nhưng vẫn tỏ ra đói ngay sau khi bú hoặc mẹ có bệnh không cho con bú được.
 

Trẻ ăn dặm như thế nào?


Để phát triển tốt, trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3 - 4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3-4 bữa bột/ngày khi gần 1 tuổi. Lưu ý là ngay từ khi tròn 6 tháng tuổi, trẻ cần ăn dặm và phải được ăn dặm đúng cách, đó là bột/cháo nấu với đủ 4 nhóm thực phẩm như sau:
 

Nhóm cung cấp bột đường: sử dụng gạo tẻ gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn) không nên trộn ý dĩ, hạt sen, đậu xanh dễ gây cảm giác chán khó ăn và chậm tiêu cho trẻ, với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm để tránh làm trẻ biếng ăn do ăn cháo quá lâu: nên chế biến súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa để trẻ hào hứng với bữa ăn dặm.
 

Nhóm cung cấp chất đạm: thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà: là những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm, sau đó cho trẻ ăn thịt bò, cá, tôm, cua (khi sang tháng tuổi thứ 7), trên 1 tuổi nên cho trẻ ăn cả quả trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng). Với trẻ nhỏ không có vấn đề về cholesterol máu cao nên cho trẻ ăn trứng gà hằng ngày nếu trẻ thích ăn để tận dụng một nguồn cung cấp đạm động vật ngon bổ rẻ.
 

Nhóm cung cấp chất béo: trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi) riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.
 

Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: rau xanh và củ quả. Lưu ý đây là nhóm hầu như không cung cấp năng lượng nên không cho quá nhiều vào bữa bột cháo của trẻ gây thấp năng lượng khẩu phần khiến trẻ chậm lên cân: với trẻ bắt đầu ăn dặm nên cho 1 thìa rau, sau này tăng lên 2-3 thìa rau/1 bát bột cháo là đủ. Nếu trẻ táo bón có thể tăng cường thêm nhưng không nên quá nhiều. Ngược lại, với trẻ bị thừa cân béo phì rất nên bổ sung tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng.
 

Cách chọn thực phẩm bổ sung cho trẻ


Giàu năng lượng và giàu dinh dưỡng: đặc biệt là sắt, kẽm, canxi, vitamin A, C và folate (có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật, hải sản, sữa).; Sạch và an toàn: Không có tác nhân gây bệnh (không có vi khuẩn gây bệnh hoặc các sinh vật có hại khác); Không có các hóa chất có hại hoặc chất độc; Không có xương hoặc các miếng cứng có thể gây tổn thương cho trẻ.
 

Không quá nóng, cay, mặn, dễ ăn với trẻ, trẻ thích ăn. Dễ chuẩn bị từ các thực phẩm của gia đình, địa phương, giá hợp lý, dễ nấu. Bên cạnh đó, lưu ý về vệ sinh thực phẩm vì tỷ lệ rối loạn tiêu hóa cao nhất ở lứa tuổi trẻ ăn dặm: cần chú ý rửa và giữ sạch dụng cụ làm bếp và bát đũa khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, cần cho trẻ ăn trong vòng hai giờ sau khi nấu.


Nên tránh dùng những bữa phụ có quá nhiều đường (làm hỏng răng) và có giá trị dinh dưỡng thấp (ví dụ: nước có gas, kẹo kem, kẹo que), dễ gây các bệnh rối loạn chuyển hóa sau này.
 


Ăn Dặm Là Gì? Tìm Hiểu Về Ăn Dặm Là Gì?

Ăn Dặm Là Gì? Tìm Hiểu Về Ăn Dặm Là Gì?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/an-dam-la-gi-tim-hieu-ve-an-dam-la-gi.html


 

Hình 3: Cách chọn thực phẩm bổ sung cho trẻ
 

Cách cho trẻ ăn dặm đúng cách


Để đảm bảo cho trẻ ăn dặm đúng cách, ngon miệng và hấp thu tốt cần:
 

  • Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ (với trẻ mới ăn dặm hoặc trẻ biếng ăn). Tránh ăn trong bữa chính của trẻ những thức ăn thô nguyên hạt khó tiêu thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn.
  • Ða dạng thực phẩm: thay đổi các loại thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày, để ý chọn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa.
  • Với trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau đợt ốm, cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật: sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ), trứng, thịt, cá.
  • Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ để đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.

Kết Luận: "Ăn dặm" là "những thực phẩm bổ dưỡng cho bé sau khi mới sinh". Lúc mới sinh ra, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng. Nhưng chỉ vài tháng sau đó sẽ đến giai đoạn sữa mẹ không đủ thỏa mãn bé. Giai đoạn này thường đến khi bé từ khoảng 4 đến 6 tháng tuổi. Đây chính là thời điểm đa số các bé sẵn sàng cho việc ăn dặm. Nhu cầu dinh dưỡng của bé luôn thay đổi theo từng chu kì phát triển. Như vậy, có thể nói: Ăn dặm được coi là một bước ngoặt trong tiến trình phát triển của con. Mẹ nên đặc biệt chú ý để bé vượt qua tốt giai đoạn này.

Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!

Quay lại danh mục "Hỏi đáp là gì" Quay lại trang chủ




  • VietAds

    "VietAds gửi lời cảm ơn tới quý khách hàng đã luôn tin dùng dịch vụ quảng cáo trực tuyến hiệu quả suốt chặng đường 9 năm vừa qua! - Đăng nhập"

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TRỰC TUYẾN VIỆT ADS



Bài viết xem nhiều cùng chuyên mục
Bài viết mới nhất cùng chuyên mục