Thông thường, khi nói đến banner, người ta thường nghĩ đến hình ảnh bắt mắt, gây ấn tượng, nhưng không phải vì thế mà bạn quên mất dùng chữ (Text) trong banner của mình. Vì suy cho cùng người ta cũng cần ĐỌC để hiểu những gì bạn muốn nói.
Người dùng internet sẽ “lơ” đi banner của bạn nếu banner đó chỉ toàn hình ảnh hoặc có thêm vài con chữ lèo tèo.
Chính vì vậy, các marketer khi quảng cáo banner đừng bao giờ bỏ qua phần text – CTR của bạn có thể sẽ nằm mãi ở mức nguy hiểm.
2. Màu sắc banner
Bạn có muốn banner của mình “chết chìm” trong trong trang web mà mình đặt quảng cáo không? Đương nhiên là không. Vậy thì chỉ có cách làm cho banner của mình nổi bần bật thì mới gây được sự chú ý.
Tuy nhiên, điều khó khăn đó là nhiều nhà quảng cáo vì quá bám chặt với guideline về thiết kế (hệ thống màu sắc của thương hiệu) mà tự bó tay mình và thiết kế những banner có màu sắc truyền thống, “chìm” và kém nổi bât.
Trong trường hợp này, người thực hiện chiến dịch quảng cáo (agency) và những người làm thương hiệu của doanh nghiệp cần có một “tư duy mở” và “cấp tiến” chứ không nên quá bảo thủ với concept lâu nay của mình.
Màu sắc trên banner có thu hút và nổi bật rồi thì hãy nghĩ đến liệu người dùng có click quảng cáo hay không.
3. Nút bấm và lời mời gọi trên banner
Việc lướt web đã tạo ra một thói quen bị động cho người sử dụng, những lời mời gọi sẽ giúp kích thích người xem quảng cáo tương tác với mẫu quảng cáo banner . Vì vậy, não bộ con người đã quen với việc click vào “NÚT”, có nút là nghĩ tới bấm, tới Click.
Với cách đó, sử dụng những câu cầu khiến, ra lệnh như “Dùng thử miễn phí”, “Click ngay”, “Đăng ký ngay”, “Play now”…để kích thích hành động của người dùng.
4. Banner thiết kế độc đáo, sáng tạo
Đây là yếu tố đòi hỏi tính sáng tạo và cập nhật của các marketer. Dám thử những ý tưởng mới lạ và thoát khỏi suy nghĩ truyền thống có thể mang lại CTR cao bất ngờ.
Những ý tưởng đang thịnh hành khác như chụp ảnh nghiêng cũng có thể trở thành cảm hứng cho các marketer để trình bày một banner độc đáo. Hay những hình ảnh mang tính phong trào, “hot”… chính là những ý tưởng mới lạ cho bạn… Điều quan trọng là bạn có dám làm hay không? Và vận dụng như thế nào trong banner của mình mà thôi?
5. Hiểu rõ khách hàng của mình
Đây có lẽ là một yếu tố liên quan đến đối tượng và tâm lý khách hàng. Một banner được tạo ra, đầu tiên, phải hiểu được khách hàng mà mình muốn hướng đến là ai, độ tuổi nào, giới tính gì? Từ đó lên ý tưởng, hình ảnh, text… cũng như đặt banner ở vị trí nào trên website cho phù hợp.
6. Tạo nhiều phiên bản banner cho một chiến dịch
Để một chiến dịch banner được hiệu quả, marketer cần nhớ phải luôn cập nhật và làm mới mình bằng những ý tưởng khác nhau, nên tạo ra nhiều phiên bản banner cho một chiến dịch. Luôn theo dõi CTR để đánh giá banner nào đang hoạt động tốt và banner nào cần được thay thế khi chạy chiến dịch banner.
7. Hình ảnh gây sốc
Quảng cáo banner bằng những hình ảnh gây sốc chắc không còn lạ gì đối với người dùng internet.
Đây có thể nói là một chiêu “quái dị” và dễ “câu click” nhất.
Bản chất con người là tò mò và hiếu kì, nên các Designer thiết kế banner đã tận dụng tối đa kĩ thuật của mình để khai thác bản năng này của người dùng Internet. Ở Việt Nam thì “phương châm” này đang thắng thế khi mà ngay cả những báo điện tử lớn của cả nước còn sử dụng khẩu hiệu 3 chữ cho tiêu chí nội dung của mình là “ Cướp – Giết – Hiếp” để thu hút độc giả.
Tuy nhiên, những banner như vậy dễ gây phản cảm. Nên sử dụng có giới hạn và biết cân nhắc. Đặc biệt không nên “treo đầu dê, bán thịt chó”.
8. Thiết kế có tính điều hướng
Nghe từ “điều hướng” nghe có vẻ hơi khó hiểu. Vậy, hãy thử xét một ví dụ nhỏ như sau: 2 banner trên đây đều dùng những từ ngữ rất cổ điển “New” – “Mới” trong ngành quảng cáo banner. Nhưng điểm khác biệt rất nhỏ đó là cách mà người thiết kết đặt nhãn “New” vào banner ở góc phải. Việc đặt xéo cái mác này một tí ( thay vì đặt vuông vắn) đã vô hình hướng tầm mắt người dùng về toàn bộ thông điệp bên trái của banner.
Chỉ cần một chỉnh sửa 1 chút ở banner là nhà quảng cáo có thể điều khiển sự chú ý của người dùng theo ý mình. Điều này sẽ đóng góp không nhỏ vào tỉ lệ CTR.
9. Đánh lừa bộ não
Giả dụ một ký hiệu trỏ chuột xuất hiện trên banner, một cách vô hình đã “đánh lừa thị giác” của người dùng, hướng được sự chú ý của họ vào banner và đương nhiên xác suất click chuột không phải là nhỏ.
Tuy nhiên, kỹ thuật này thường hay bị chỉ trích, phê phán thậm chí là gây phiền hà bởi nó quá “ma mãnh”. Nhưng nếu biết sử dụng một cách khéo léo thì có lẽ sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.
Kết luận
Để bắt đầu chiến dịch quảng cáo đặt banner của bạn, hãy liên hệ với VietAds để chúng tôi có thể giúp bạn tối ưu hóa quảng cáo với chi phí thấp nhất, hiệu quả mang lại lớn nhất!