Phóng Xạ Là Gì? Tìm Hiểu Về Phóng Xạ Là Gì?

Các nguyên tử có tính phóng xạ gọi là các đồng vị phóng xạ, còn các nguyên tử không phóng xạ gọi là các đồng vị bền.

  • Bài viết tạo bởi: | Lượt xem bài viết: 387,495 (View) | Ngày cập nhật nội dung gần nhất: 31-01-2024 11:59:34
  • Ðánh giá: 1 11 21 31 41 5(3 sao 8 đánh giá)

 

Phóng xạ là gì?


"Phóng xạ""hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân (thường được gọi là các tia phóng xạ)". Các nguyên tử có tính phóng xạ gọi là các đồng vị phóng xạ, còn các nguyên tử không phóng xạ gọi là các đồng vị bền.
 

Các nguyên tố hóa học chỉ gồm các đồng vị phóng xạ (không có đồng vị bền) gọi là nguyên tố phóng xạ. Các tia phóng xạ có từ nguồn phóng xạ tự nhiên có thể bị chặn bởi các tầng khí quyển của Trái Đất.
 

Tia phóng xạ có thể là chùm các hạt mang điện dương như hạt anpha, hạt proton; mang điện âm như chùm electron (phóng xạ beta), không mang điện như hạt nơtron TIA GAMMA (có bản chất giống như ánh sáng nhưng năng lượng lớn hơn nhiều). Sự tự biến đổi như vậy của hạt nhân nguyên tử, thường được gọi là sự phân rã phóng xạ hay phân rã hạt nhân.
 

Tự phân hạch là quá trình hạt nhân của các nguyên tử phóng xạ có số khối lớn. Ví dụ chất phóng xạ uranium tự vỡ ra thành các mảnh hạt nhân kèm theo sự thoát ra nơtron và một số hạt cơ bản khác, cũng là một dạng của sự phân rã hạt nhân.
 

Trong tự phân hạch và phân rã hạt nhân đều có sự hụt khối lượng, tức là tổng khối lượng của các hạt tạo thành nhỏ hơn khối lượng hạt nhân ban đầu. Khối lượng bị hao hụt này chuyển hóa thành năng lượng khổng lồ được tính theo công thức nổi tiếng của ALBERT EINSTEIN E=mc² trong đó E là năng lượng thoát ra khi phân rã hạt nhân, m là độ hụt khối và c=298 000 000 m/s là vận tốc ÁNH SÁNG trong CHÂN KHÔNG.
 


Phóng Xạ Là Gì? Tìm Hiểu Về Phóng Xạ Là Gì?

Phóng Xạ Là Gì? Tìm Hiểu Về Phóng Xạ Là Gì?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/phong-xa-la-gi-tim-hieu-ve-phong-xa-la-gi.html


 

Hình 1: Phóng xạ là hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ

 

Đặc điểm của sự phóng xạ tự nhiên là gì?


Năm 1896 nhà vật lý người Pháp Henri Becquerel và sau đó là ông bà Pierre Curie và Marie Curie phát hiện ra rằng các hợp chất của uranium có khả năng tự phát ra những tia không không nhìn thấy được, có thể xuyên qua những vật mà tia sáng thường không đi qua được gọi là các tia phóng xạ. Dưới tác dụng của điện trường tia phóng xạ bị tách làm 3 tia:
 

  • Tia anpha lệch về phía cực âm của điện trường, gồm các hạt anpha mang điện tích dương (gấp 2 lần điện tích của proton), có khối lượng bằng khối lượng của nguyên tử heli
  • Tia beta lệch về phía cực dương của điện trường gồm các hạt electron.
     
  • Tia gamma không lệch về cực nào của điện trường, có bản chất như tia sáng.

Những nghiên cứu về bản chất của các hiện tượng phóng xạ chứng tỏ rằng hạt nhân của các nguyên tử phóng xạ không bền, tự phân hủy và phóng ra các hạt vật chất khác nhau như hạt anpha, beta kèm theo bức xạ điện từ như tia gamma. Đồng thời với hiện tượng phóng xạ tự nhiên, người ta cũng phát hiện một số loại nguyên tử của một số nguyên tố nhân tạo cũng có khả năng phóng xạ.

 


Phóng Xạ Là Gì? Tìm Hiểu Về Phóng Xạ Là Gì?

Phóng Xạ Là Gì? Tìm Hiểu Về Phóng Xạ Là Gì?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/phong-xa-la-gi-tim-hieu-ve-phong-xa-la-gi.html


 

Hình 2: Tia gamma
 

Kết Luận: "Phóng xạ" là "hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân (thường được gọi là các tia phóng xạ)". Các nguyên tử có tính phóng xạ gọi là các đồng vị phóng xạ, còn các nguyên tử không phóng xạ gọi là các đồng vị bền.


Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!

Quay lại danh mục "Hỏi đáp là gì" Quay lại trang chủ




  • VietAds

    "VietAds gửi lời cảm ơn tới quý khách hàng đã luôn tin dùng dịch vụ quảng cáo trực tuyến hiệu quả suốt chặng đường 9 năm vừa qua! - Đăng nhập"

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TRỰC TUYẾN VIỆT ADS



Bài viết xem nhiều cùng chuyên mục
Bài viết mới nhất cùng chuyên mục