"Anti fans" là "những fan ghét một nhóm nhạc nào đó". Anti fan là cách gọi chung dành cho những khán giả cực kỳ căm ghét một nghệ sĩ nào đó, và tìm đủ mọi cách để bài trừ, tẩy chay.
Hễ ở đâu có ca sĩ là ở đó có antifan, dù thành công, xinh đẹp, và hát hay đến mấy thì mọi ngôi sao đều sở hữu cho mình một lượng antifan nhất định.
Thế nhưng liệu đặc điểm hành xử của các nhóm antifan đến từ 3 nơi: V-Pop, K-Pop và US-UK có giống nhau về các chiêu thức “ngược đãi” ngôi sao?
Hình 1: Anti Fan là gì?
Nếu so sánh về sự lợi hại so với các nhóm antifan khác trên thế giới thì chắc chắn antifan V-Pop không hề mất đi đặc tính “ôn hòa” của mình. Nhìn vào kết quả của những ngôi sao từng được mệnh danh là “bị ghét nhất Việt Nam” một thời như Bảo Thy, Yến Trang, Thủy Tiên, Angela Phương Trinh.
Có thể thấy dù sóng to gió lớn đến mức nào, bị kêu gọi tẩy chay ra sao, thì cuối cùng họ vẫn giữ được sự nghiệp phát triển đều đặn. Anti fan thậm chí còn được xem là có công giúp đỡ PR tích cực cho “cái người mà họ ghét”, và cũng đã có hàng tá ca sĩ lên báo chân thành cám ơn antifan, vui mừng chia sẻ “nếu không có antifan chắc tôi buồn lắm”, hay “nhờ bị ghét mà tôi mua được nhà.
Antifan Việt cũng rất chịu khó “ném đá”, vùi dập thần tượng, thế nhưng đa phần họ chỉ biểu hiện hết mình ở thế giới ảo. Thông qua Internet, Facebook, diễn đàn, bình luận Youtube. Hàng chục ngàn antifan có thể lập hội đả kích, sáng tạo đủ mọi thể loại dùng để bêu rếu, làm xấu mặt ca sĩ.
Thế nhưng họ quên rằng, nơi mà nghệ sĩ sống, sinh hoạt và hái ra tiền thật sự lại không nằm ở thế giới ảo, mà lại chính là những tụ điểm biểu diễn, event sự kiện, sân khấu sáng đèn hàng đêm. Khi không bị tẩy chay khỏi những nơi như thế, thì mọi ngôi sao đều có thể ung dung: “khán giả vẫn ủng hộ tôi, antifan chỉ là một bộ phận nhỏ trên mạng”.
Rõ ràng ở Việt Nam vẫn còn rất xa lạ với việc tẩy chay một show diễn vì một ca sĩ nào đó, trả vé đã mua, hay chỉ đơn giản là đứng dậy đồng loạt ra về khi ca sĩ này xuất hiện trên sân khấu. Những điều này đối với khán giả Quốc tế, họ còn làm tốt hơn thế rất nhiều. Sự ôn hòa của antifan Việt Nam cũng được xem là mang đến một số tích cực như việc tránh được những hành động quá khích, antifan cuồng.
Tuy nhiên, ở các khía cạnh như chỉnh đốn, răn đe thái độ biến chất của một số ngôi sao tiêu cực thì xem chừng antifan V-Pop vẫn còn đang bị bất lực, trước xu thế ca sĩ cỡ nào cũng tự tin là mình đang được đón nhận tình cảm “yêu thương, ủng hộ từ khán giả”.
Hình 2: Anti fan có lợi hay hại
Đây là điều mà antifan K-Pop có thể chứng tỏ rằng họ mạnh mẽ hơn V-Pop rất nhiều. Trong thực tế đã chứng minh, có rất nhiều nghệ sĩ, nhóm nhạc đang đứng trên vị trí rất cao thuộc vào hàng veddete của thị trường, thế nhưng chỉ cần 1 phút phạm lỗi khó tha thứ, là y như rằng mọi ngôi sao đều có thể bị tẩy chay không thương tiếc.
Đối với antifan K-Pop, chuyện ném đá qua bàn phím cũng chỉ là một hình thức phụ, không mấy quan trọng, thay vào đó họ luôn sẵn sàng tiến thẳng đến các tụ điểm biểu diễn, và cho ngôi sao thấy rằng “thế nào mới là tẩy chay đích thực”. SNSD, 2PM, T-ara,Hyori đều đã từng được nếm mùi những trải nghiệm không lấy gì làm thú vị này.
Antifan K-Pop không chuộng ném đá vào màn hình máy tính, mà họ sẽ ném bất cứ thứ gì có trong tay về phía sân khấu, từ chai lọ, cà chua, trứng thối cho đến cả áo ngực, đồ lót. Thậm chí họ còn đeo bám, lập nhóm rình rập đuổi đánh nghệ sĩ, hoặc cản trở đi lại, khủng bố bằng điện thoại, gửi huyết thư dọa giết.
Chuyện nghệ sĩ K-Pop bị mất hợp đồng quảng cáo, cắt vai khỏi các dự án điện ảnh, hay nghiêm cấm xuất hiện trên truyền hình, diễn ra như cơm bữa tại Hàn Quốc, và dĩ nhiên, tác giả luôn là antifan. Một khi họ đã ghét ai thì điều mà họ muốn là mọi nhà sản xuất, đạo diễn, nhà đài đều phải “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”, còn nếu không thì hậu quả ắt hẳn sẽ “rõ như ban ngày”.
Từ sự tích cực của antifan K-Pop, có thể thấy rõ, họ không bao giờ ngại chuyện “mất đi một ngôi sao, hay tên tuổi nào đó” dù đó có là hạng A, siêu sao hay huyền thoại gì thì đều sẽ được “xử” nếu họ phạm lỗi. Cũng vì lẽ đó mà khán giả chẳng bao giờ thấy sao Hàn dám lên báo hoạt ngôn kiểu như “antifan chỉ là một bộ phận ganh ghét, tôi đúng, họ sai và không hiểu biết vấn đề”.
Thay vào đó, những sao K-Pop chỉ có thể nói ”xin lỗi, xin lỗi và xin lỗi”, không chỉ nói suông, mà còn phải cúi gập người bày tỏ sự thành kính, thậm chí là quỳ gối khóc lóc van xin. Thế nên không có gì lạ khi đa số nghệ sĩ xứ kim chi dù nổi tiếng hơn ta rất nhiều nhưng lại vô cùng ngoan ngoãn và ôn tồn, cung kính với khán giả chứ không hề có kiểu dám lên gân thể hiện quan điểm mạnh miệng như nhiều ngôi sao nhà V-Pop.
Những cá thể cực kỳ nguy hiểm của Antifan US-UK
Nếu K-Pop rất giỏi việc “chơi theo nhóm” thì rõ ràng antifan US-UK không cần đến điều này, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là tầm sát thương của họ kém. Ngày nay ở Mỹ và các nước Châu Âu, người ta cũng không còn thịnh hành kiểu tập trung chửi bới, tẩy chay, thóa mạ một ca sĩ nào đó. Nếu không thích ai thì họ chỉ việc từ chối mua đĩa, không download bài hát, khiến ca sĩ bị hủy show, không vào được top.
Bề ngoài, antifan US-UK rất văn minh và sạch sẽ, thế nhưng tiềm ẩn trong cái đẳng cấp ấy là rất nhiều nguy cơ. Không phải tự dưng mà sao Hollywood nào ra đường cũng kè kè theo hàng đoàn vệ sĩ hùng dũng. Dĩ nhiên, với danh tiếng mang tầm thế giới sẵn có, họ không cần đến những chiêu trò để gây sốc như tại Việt Nam. Tất cả chỉ đơn giản là muốn tránh khỏi những cá thể antifan đột biến, có thể gây ra đủ mọi loại hậu quả, thậm chí là giết người tự sát.
"VietAds gửi lời cảm ơn tới quý khách hàng đã luôn tin dùng dịch vụ quảng cáo trực tuyến hiệu quả suốt chặng đường 9 năm vừa qua! - FAQPage"
CÔNG TY CỔ PHẦN TRỰC TUYẾN VIỆT ADS
Số 6/25 Thổ Quan, Khâm Thiên, Đống Đa, TP.Hà Nội
Số 36 Điện Biên Phủ, Đa Kao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
0964 82 6644 - (024) 6658 7378
(024) 6658 7378
Bài viết tạo bởi: VietAds | Ngày cập nhật: 2024-09-05 01:31:44 | FAQPage(14171) - No Audio