Sodium là gì? Ứng dụng vượt trội của Sodium trong thực tiễn

Sodium là nguyên tố nằm trong nhóm kim loại kiềm, ký hiệu là na, tên gọi , số hiệu nguyên tử 11. Sodium là kim loại có tính mềm, ánh bạc và có khả năng tan trong nước tạo thành dung dịch bazơ

  • Bài viết tạo bởi: | Lượt xem bài viết: 612,841 (View) | Ngày cập nhật nội dung gần nhất: 28-01-2024 19:56:23
  • Ðánh giá: 1 11 21 31 41 5(3 sao 7 đánh giá)

Định nghĩa Sodium là gì?

  • Sodium là nguyên tố nằm trong nhóm kim loại kiềm, ký hiệu là na, tên gọi , số hiệu nguyên tử 11. Sodium là kim loại có tính mềm, ánh bạc và có khả năng tan trong nước tạo thành dung dịch bazơ. Hòa tan sodium vào trong nước chúng ta sẽ thu được chất hidrogen và sự hình thành hydroxyde. Nên bảo quản thật tốt sodium trong điều kiện thường, tránh tiếp xúc với nước và những chất khác vì có thể gây ra phản ứng hóa học.
  • Sodium không tồn tại dưới dạng tự nhiên, hợp chất có chứa sodium thường gặp nhất đó chính là muối ăn hoặc các khoáng chất khác như amphibole, soda niter, criolite… Sodium được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp thực phẩm. Khi nhắc đến sau luôn có trong thực phẩm tức là nhắc đến hàm lượng natri chứa trong thức ăn. Tùy thuộc vào loại thực phẩm khác nhau mà chỉ số sodium cũng có sự cao thấp khác nhau.


Sodium là gì? Ứng dụng vượt trội của Sodium trong thực tiễn

Sodium là gì? Ứng dụng vượt trội của Sodium trong thực tiễn, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/sodium-la-gi-nhung-y-nghia-cua-sodium.html

Tính chất hóa học của sodium

  • Sodium là chất có tính khử rất mạnh. Đây là chất chiếm khoảng 2,6% theo khối lượng của vỏ trái đất, vì thế sodium trở thành nguyên tố phổ biến tứ 8 nói chung và là ki loại kiềm phổ biến nhất.
  • Sodium tác dụng với phi kim bằng cách đốt trong không khí hay trong oxi, Na cháy sẽ tạo thành các oxit và tạo ra ngọn lửa có màu vàng đặc trưng.
  • Tác dụng với axit, sodium dễ dàng khử ion H+ trong dung dịch axit loãng thành hidro tự do. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với axit các sodium bị nổ.
  • Tác dụng với nước: Hầu hết sodium đều tác dụng mạnh liệt với nước, tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.
  • Tác dụng với hidro: Sodium tác dụng với hidro ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400 độ C tạp thành natri hidrua.

Tính chất vật lý của Sodium

  • Sodium là một kim loại kiềm, có màu trắng – bạc trong đó lớp mỏng sẽ có sắc tím, sodium rất nhẹ, rất mềm, dễ nóng chảy. Hơi sodium màu dỏ thẫm bao gồm những nguyên tử Na và nhiều phân tử Na2.
  • Ở những điều kiện đặc biệt, phản ứng tạo nên dung dịch keo màu chàm, tím của sodium trong ete.2. Tính chất hóa học của sodium
  • Sodium có khối lượng riêng là 0,968 g/cm3
  • Nhiệt độ nóng chảy của sodium là 97,83% và sôi ở nhiệt độ 886 độ C.

Hóa chất Sodium có ưu nhược điểm gì?

Nhược điểm

  • Dạng bột của sodium là chất nổ mạnh khi tác dụng với nước và đây là chất độc có khả năng liên kết và rời liên kết với nhiều nguyên tố khác.
  • Khi bảo quản sodium phải để trong khí trơ hay dầu mỏ.
  • Khi làm việc hay tiếp xúc với Na phải cực kỳ cẩn thận, nên có các thiết bị bảo hộ khi thực hiện các thí nghiệm với hóa chất này.

Ưu điểm

  • Sodium là hóa chất được sử dụng phổ biến bởi tính ứng dụng trong rất nhiều ngành sản xuất khác nhau
  • Ngoài ra còn giúp tiết kiệm về mặt kinh tế, do chi phí mua và khối lượng nguyên tử thấp.
  • Các hợp chất sodium rất quan trọng trong các công nghiệp hóa chất, thủy tinh, luyện kim, sản xuất giấy, dàu mỏ, dệt may…

Ứng dụng vượt trội của Sodium trong thực tiễn


Sodium là gì? Ứng dụng vượt trội của Sodium trong thực tiễn

Sodium là gì? Ứng dụng vượt trội của Sodium trong thực tiễn, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/sodium-la-gi-nhung-y-nghia-cua-sodium.html

Trong truyền nhiệt

  • Sodium lỏng được sử dụng như 1 chất lỏng truyền nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân bởi vì nó có tính dẫn nhiệt cao. Một hợp kim của sodium và potassium, NaK là một tác nhân truyền nhiệt quan trọng.

Vai trò sinh học

  • Ở con người, Sodium là nột khoáng chất cần thiết để điều chỉnh huyết áp, thẩm thấu và cân bằng độ pH, yêu cầu sinh lý tối thiểu đối với sodium là 500mg mỗi ngày. Trong đó, sodium chloride là nguồn gốc chính của sodium trong chế độ ăn uống, được sử dụng như một loại gia vị và chất bảo quản.

Trong công nghiệp

  • Hàng năm có hàng triệu tấn hợp chất Sodium được sản xuất, trong đó sodium chloride được sử dụng rộng rãi để chống đóng băng và khử băng và như một chất bảo quản.
  • Sodium cùng với potassium với nhiều loại thuốc quan trọng bổ sung Natri để cải thiện khả năng sinh học.
  • Sodium được sử dụng làm kim loại hợp kim, tác nhân chống co giãn và làm chất khử kim loại khi các vật liệu khác khi không có hiệu quả.
  • Sodium được sản xuất thương mại bằng phương pháp điện phân nóng chảy sodium chloride khô tuyệt đối.
  • Một số hợp chất công nghiệp có chứa sodium như muối ăn, bột soda, bột nổi… những hợp chất này được sử dụng trong sản xuất giấy, thủy tinh, xà phòng, vải dệt, dầu mỏ, hóa chất và kim loại.
  • Sodium kết hợp với các hợp chất khác tạo thành sản phẩm sử dụng trong dầu gội đầu, kem đánh răng và nước súc miệng và làm chất tẩy rửa sủi bọt. Những chất này gây mùi khó chịu và không nên để tiếp xúc với da lâu hơn.
  • Sodium kim loại là cần thiết trong xử lý các hợp chất hữu cơ và sản xuất các ester. Sodium kim loại có thể dùng để tăng cường cấu trúc của những hợp kim nhất định.
  • Kim loại kiềm này là thành phần của Sodium chloride (NaCl – muối ăn) là một phần quan trọng của sự sống.
  • Sodium hypochlorite thường được tìm thấy trong các chất tẩy trắng, chất lọc nước và các sản phẩm tẩy rửa.
  • Thỉnh thoảng được dùng làm chất chuyển thể sữa cho dầu khi làm phomat.

Những lợi ích của sodium đối với cơ thể

Đảm bảo sự phát triển toàn diện của cơ thể

  • Sodium đóng vai trò quan trọng đến sức khỏe con người. Đây là chất điện giải giúp cân bằng nồng độ chất lỏng, giữ hàm lượng nước ổn định cho cơ thể. Khối lượng cơ thể người có chứa hơn 70% là nước, việc rối loạn hàm lượng natri trong cơ thể để sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn nước, rất nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ.
  • Bên cạnh đó, natri sẽ kết hợp với các ion khác tạo ra sự cân bằng môi trường axit kiềm, và nồng độ PH trong máu. Sự ổn định của môi trường này sẽ tạo ra sự ổn định các gốc tự do-nguồn gốc gây ra ung thư. Natri có tác động đến quá trình dẫn truyền xung thần kinh, giúp đầu óc minh mẫn, giảm thiểu các triệu chứng co cơ hay chuột rút… Việc bổ sung hàm lượng natri sẽ ảnh hưởng không tốt đến những người huyết áp cao, tuy nhiên bạn vẫn cần đảm bảo một lượng natri vừa đủ để cơ thể diễn ra các hoạt động một cách bình thường.

Đối với phụ nữ mang thai

  • Phụ nữ mang thai cần duy trì lượng máu và chất lỏng cao để cung cấp cho sự phát triển của thai nhi. Sodium đóng vai trò là chất điều hòa, duy trì để bù nước, giảm tình trạng mất nước trong cơ thể. Trong thời gian mang bầu, chị em nên chú ý chỉ bổ sung một lượng natri vừa đủ, để tránh gặp phải các vấn đề về thận, huyết áp hay tim mạch.

Đối với trẻ em

  • Trẻ em rất cần sodium cho sự phát triển và hoạt động của não bộ. Bên cạnh đó, nguyên tố này còn hỗ trợ cho hoạt động của các cơ và điều hòa huyết áp. Tuy nhiên hiện nay, hầu hết trẻ em đều rơi vào tình trạng dư thừa natri dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trẻ em chỉ cần một lượng nhỏ sodium trong bữa ăn là đủ nhu cầu, về những trẻ em dưới một tuổi thì chưa cần bổ sung sodium trực tiếp vào bữa ăn.

Sodium dư thừa có nguy hiểm hay không?

Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch

  • Hầu hết các loại thực phẩm được chế biến đều có chứa nồng độ nhất định sodium. Không thể phủ nhận sodium là chất cần thiết cho các hoạt động của con người, tuy nhiên nhiều hấp thụ quá nhiều dưỡng chất này có thể gây tác động xấu cho tim mạch.

Ảnh hưởng đến chức năng thận

  • Cơ thể hấp thụ quá nhiều muối sẽ khiến thận phải làm việc với cường độ lớn, chức năng của thận sẽ bị suy giảm. Đồng thời các tinh thể muối sẽ lắng đọng ở thận gây ra các vấn đề về sỏi, rất nguy hiểm

Tăng nguy cơ ung thư dạ dày

  • Dạ dày có liên quan rất mật thiết đến các cơ quan hệ tiêu hóa và hệ thần kinh. Theo một nghiên cứu mới đây nhất, sodium là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ung thư dạ dày.

Tăng nguy cơ huyết áp cao

  • Với những thử nghiệm lâm sàng cho thấy, những đối tượng giảm lượng sodium hấp thụ hàng ngày ngày có dấu hiệu giảm huyết áp. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, việc dùng chế độ ăn có chứa nhiều sodium sẽ khiến bệnh huyết áp cho tăng và làm trầm trọng thêm ở những người đang có bệnh.

Ảnh hưởng đến xương khớp

  • Dùng sodium quá nhiều sẽ tăng quá trình bài tiết canxi trong nước. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng loãng xương.

Kết luận

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của blog VietAdsGroup.Vn, hy vọng những thông tin giải đáp ? Những ý nghĩa của Sodium sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn đọc có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến định nghĩa Sodium là gì? vui lòng để lại những bình luận bên dưới bài viết này. Blog VietAdsGroup.Vn luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ quý độc giả


Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!

Quay lại danh mục "Hỏi đáp là gì" Quay lại trang chủ




  • VietAds

    "VietAds gửi lời cảm ơn tới quý khách hàng đã luôn tin dùng dịch vụ quảng cáo trực tuyến hiệu quả suốt chặng đường 9 năm vừa qua! - FAQPage"

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TRỰC TUYẾN VIỆT ADS



Bài viết xem nhiều cùng chuyên mục
Bài viết mới nhất cùng chuyên mục