Đại dương là gì và sự hình thành phát triển đại dương?

Đại dương là một vùng lớn chứa nước mặn tạo thành thành phần cơ bản của thủy quyển. Khoảng 71% diện tích bề mặt Trái Đất (khoảng 361 triệu kilômét vuông) được các đại dương che phủ, một khối nước liên tục theo tập quán được chia thành một vài đại dương chủ chốt và một số các biển nhỏ.

  • Bài viết tạo bởi: | Lượt xem bài viết: 367,525 (View) | Ngày cập nhật nội dung gần nhất: 05-09-2024 00:26:05
  • Ðánh giá: 1 11 21 31 41 5(5 sao 9 đánh giá)

Đại Dương là gì?


"Đại dương" là "một vùng rộng lớn và sâu, bao phủ gần 3/4 bề mặt Trái Đất" trong lòng đại dương ẩn chứa nhiều bí mật mà cho tới hiện nay vẫn là một câu hỏi lớn với những nhà khoa học.
 


Đại dương là một vùng lớn chứa nước mặn tạo thành thành phần cơ bản của thủy quyển. Khoảng 71% diện tích bề mặt Trái Đất (khoảng 361 triệu kilômét vuông) được các đại dương che phủ, một khối nước liên tục theo tập quán được chia thành một vài đại dương chủ chốt và một số các biển nhỏ.

Trên một nửa diện tích khu vực này có độ sâu trên 3.000 mét (9.800 ft). Độ mặn trung bình của đại dương là khoảng 35 phần ngàn (ppt) (3,5%) và gần như mọi loại nước biển có độ mặn dao động trong khoảng từ 30 (ở vùng cận cực) tới 38 ppt (vùng nhiệt đới/cận nhiệt đới).

Nhiệt độ nước bề mặt ở ngoài khơi là 29 °C (84 °F) ở vùng ven xích đạo xuống đến 0 °C (32 °F) ở các vùng địa cực. Mặc dù nói chung được công nhận như là các đại dương 'tách biệt', nhưng các vùng nước mặn này tạo thành một khối nước nối liền với nhau trên toàn cầu, thường được gọi chung là Đại dương thế giới hay đại dương toàn cầu.


Đại dương là gì và sự hình thành phát triển đại dương?

Đại dương là gì và sự hình thành phát triển đại dương?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/dai-duong-la-gi-tim-hieu-ve-dai-duong-la-gi.html



Hình 1: Đại Dương là gì?
 

Sự hình thành và phát triển của Đại Dương là gì?

 

Khái niệm về đại dương toàn cầu như là một khối nước liên tục với sự trao đổi tương đối tự do giữa các bộ phận của nó có tầm quan trọng nền tảng cho hải dương học. Các phần đại dương chính được định nghĩa một phần dựa vào các châu lục, các quần đảo khác nhau cùng các tiêu chí khác: các phần này là (theo trật tự giảm dần của diện tích) Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương (đôi khi được phân chia và tạo thành phần phía nam của Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương) và Bắc Băng Dương (đôi khi được coi là một biển của Đại Tây Dương). Thái Bình Dương và Đại Tây Dương cũng có thể phân chia tiếp bởi đường xích đạo thành các phần Bắc và Nam.

Các khu vực nhỏ hơn của đại dương được gọi là các biển, vịnh hay một số các tên gọi khác. Cũng tồn tại một số khối nước mặn nhỏ hơn trong đất liền và không nối với Đại dương thế giới, như biển Aral, Great Salt Lake (Hồ Muối Lớn) – mặc dù chúng có thể coi như là các 'biển', nhưng thực ra chúng là các hồ nước mặn.

Có 5 đại dương trên thế giới, trong đó Thái Bình Dương là lớn nhất và sâu nhất, thứ hai về diện tích và độ sâu là Đại Tây Dương, tiếp theo là Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương còn nhỏ và nông nhất là Bắc Băng Dương.
 


Đại dương là gì và sự hình thành phát triển đại dương?

Đại dương là gì và sự hình thành phát triển đại dương?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/dai-duong-la-gi-tim-hieu-ve-dai-duong-la-gi.html



Hình 2: Sự hình thành và phát triển của Đại Dương là gì?


Nước đại dương luôn luôn chuyển động do tác động của thuỷ triều, gây ra bởi lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất, sóng và hải lưu do tác dụng của gió. Các dòng bù trừ phát sinh do sự thiếu hụt của nước.

Chẳng hạn nước của Địa Trung Hải bị bốc hơi rất mạnh, ít sông suối đổ vào, do đó nước có độ mặn cao và có tỉ trọng lớn. Nước ở dưới sâu chảy từ Địa Trung Hải ra Đại Tây Dương tạo ra sự thiếu hụt, vì thế một hải lưu bề mặt lại chảy từ Đại Tây Dương vào Địa Trung Hải để bù vào chỗ thiếu hụt đó. Do độ che phủ bề mặt Trái Đất tới 71% nên các đại dương có ảnh hưởng lớn tới sinh quyển. Sự bốc hơi nước của các đại dương quyết định phần lớn lượng giáng thủy mà Trái Đất nhận được, nhiệt độ nước của các đại dương cũng quyết định phần lớn khí hậu và kiểu gió trên Trái Đất.

Sự sống trong lòng đại dương có lịch sử tiến hóa diễn ra khoảng 3 tỷ năm trước khi có sự di chuyển của động, thực vật lên trên đất liền. Lượng sự sống và khoảng cách tính từ bờ biển (yếu tố vô sinh) ảnh hưởng tới sự phân bố chính của quần xã sinh vật biển.

Các sinh vật như tảo, rong, rêu sinh sống trong khu vực giáp giới thủy triều (nơi đất liền gặp biển) sẽ cố định chúng vào đá vì thế chúng không bị rửa trôi bởi thủy triều. Đại dương cũng là nơi sinh sống của nhiều loài và có thể phân chia thành vài đới (vùng, tầng) như vùng biển khơi, vùng đáy, vùng chiếu sáng, vùng thiếu sáng 

Về mặt địa chất, đại dương là nơi mà lớp vỏ đại dương được nước che phủ. Lớp vỏ đại dương dày trung bình khoảng 4,5 km, bao gồm một lớp trầm tích mỏng che phủ trên lớp bazan núi lửa mỏng đã đông cứng.

Lớp bazan này che phủ lớp peridotit thuộc mặt ngoài của lớp phủ Trái Đất tại những nơi không có châu lục nào. Xét theo quan điểm này thì ngày nay có 3 "đại dương": Đại dương thế giới, biển Caspi và biển Đen, trong đó 2 "đại dương" sau được hình thành do va chạm của mảng Cimmeria với Laurasia.

Địa Trung Hải có thể coi là một "đại dương" gần như riêng biệt, nối thông với Đại dương thế giới qua eo biển Gibraltar và trên thực tế đã vài lần trong vài triệu năm trước chuyển động của châu Phi đã đóng kín eo biển này hoàn toàn.


Đại dương là gì và sự hình thành phát triển đại dương?

Đại dương là gì và sự hình thành phát triển đại dương?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/dai-duong-la-gi-tim-hieu-ve-dai-duong-la-gi.html



Hình 3: Đi lại trên bề mặt đại dương bằng tàu thuyền
 
 
Biển Đen thông với Địa Trung Hải qua Bosporus, nhưng là do tác động của một kênh tự nhiên cắt qua lớp đá lục địa vào khoảng 7.000 năm trước, chứ không phải một mảng của đáy biển như eo biển Gibraltar. Đi lại trên bề mặt đại dương bằng tàu thuyền đã diễn ra từ thời tiền sử, nhưng chỉ ngày nay thì việc đi lại ngầm dưới mặt nước biển một cách rộng khắp mới có thể trở thành hiện thực.
 

Điểm sâu nhất trong đại dương nằm ở phía nam rãnh Mariana trong Thái Bình Dương, gần quần đảo Bắc Mariana. Nó có độ sâu tối đa là 10.923 m (35.838 ft). Nó được khảo sát chi tiết lần đầu tiên năm 1951 bởi tàu "Challenger II" của hải quân Anh và điểm sâu nhất này được đặt tên theo tên tàu này là "Challenger Deep".

Năm 1960, tàu thăm dò biển sâu Trieste đã xuống thành công tới đáy của rãnh, được điều khiển bởi một thủy thủ đoàn gồm 2 người. Phần lớn đáy các đại dương vẫn chưa được thám hiểm và lập bản đồ. Hình ảnh toàn cầu của nhiều đặc trưng ngầm lớn hơn 10 km (6 dặm) được tạo ra năm 1995 dựa trên các méo mó hấp dẫn của bề mặt biển cận kề.

Kết Luận: Đại dương là một vùng lớn chứa nước mặn tạo thành thành phần cơ bản của thủy quyển. Khoảng 71% diện tích bề mặt Trái Đất (khoảng 361 triệu kilômét vuông) được các đại dương che phủ, một khối nước liên tục theo tập quán được chia thành một vài đại dương chủ chốt và một số các biển nhỏ. 


Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!

Quay lại danh mục "Hỏi đáp là gì" Quay lại trang chủ




  • VietAds

    "VietAds gửi lời cảm ơn tới quý khách hàng đã luôn tin dùng dịch vụ quảng cáo trực tuyến hiệu quả suốt chặng đường 9 năm vừa qua! - FAQPage"

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TRỰC TUYẾN VIỆT ADS


Một vài bài viết cùng chủ đề "đại dương là gì"
Đại dương là gì và sự hình thành phát triển đại dương?

Đại dương là một vùng lớn chứa nước mặn tạo thành thành phần cơ bản của thủy quyển. Khoảng 71% diện tích bề mặt Trái Đất (khoảng 361 triệu kilômét vuông) được các đại dương che phủ, một khối nước liên tục theo tập quán được chia thành một vài đại dương chủ chốt và một số các biển nhỏ.

Bài viết tạo bởi: VietAds | Ngày cập nhật: 2024-09-05 00:26:05 | FAQPage(7221) - No Audio

Lục địa là gì và quá trình hình thành phát triển lục địa?

Lục địa là một mảng đất liền nằm trên bề mặt lớp vỏ Trái Đất, bị nước bao quanh. Lục địa chiếm tổng diện tích khoảng hơn 148,647 triệu km² hay khoảng 29% diện tích bề mặt Trái Đất (510.065.600 km²).

Bài viết tạo bởi: VietAds | Ngày cập nhật: 2024-09-05 11:05:16 | FAQPage(2808) - No Audio


Bài viết xem nhiều cùng chuyên mục
Bài viết mới nhất cùng chuyên mục