Hồng cầu là gì? Hồng cầu còn có tên gọi khác là tế bào máu đỏ (hồng huyết cầu) là loại tế bào máu làm nhiệm vụ hô hấp và vận chuyển oxy từ phổi lên các mô đồng thời vận chuyển CO2 từ các mô lên đào thải ở phổi.
Trong hồng cầu có chứa một loại enzyme có tên là carbonic anhydrase làm tăng tốc độ phản ứng giữa CO2 và H2O lên đến hàng nghìn lần tạo ra H2CO3. Nhờ vậy, huyết tương vận chuyển CO2 từ các mô trở lại phổi để chất này được tái tạo và thải ra dưới thể khí.
Ở những động vật bậc thấp, hemoglobin sẽ được hoà trong nước tương nhưng ở người chất này được chứa trong hồng cầu. Bởi nếu ở dạng tự do, hemoglobin sẽ thấm qua các mao mạch và bị bài tiết qua đường nước tiểu. có chức năng đệm kiềm toan trong cơ thể. Đây là vai trò quan trọng của hồng cầu.
Hồng cầu được tạo ra từ các tế bào máu gốc trong tuỷ xương và có đời sống trung bình từ 90 – 120 ngày và mỗi ngày phải có đến 200 – 400 tỷ hồng cầu chết đi. Chúng sẽ bị huỷ ở lách. Hồng cầu khi trưởng thành không phân nhân, ti thể, riboxom mặc dù nó là một tế bào.
Để tạo ra hồng cầu thì cơ thể cần dùng đến nhiều các chất như sắt, đường gluco, axit folic, vitamin B6 và B12… Nếu như thiếu bất cứ một chất nào ở trên sẽ làm cho hồng cầu sinh ra bị dị dạng hoặc thay đổi kích thước.
Chỉ số RBC có liên quan mật thiết đến hồng cầu bởi RBC chính là Red Blood Cell (số lượng hồng cầu). Do đó, chỉ số RBC chính là con số thể hiện số lượng hồng cầu có trong máu mà kết quả xét nghiệm đã đưa ra.
Hình dạng của hồng cầu là gì? Dưới kính hiển vi hồng cầu được xác định có hình tròn. Bởi vậy trước đây người ta tin rằng hồng cầu có hình cầu do hình cầu nhìn mọi góc độ đều là hình tròn. Tên gọi hồng cầu được bắt nguồn từ đó. Tuy nhiên sau này người ta tìm ra rằng tế bào hồng cầu có hình đĩa lõm hai mặt.
Kích thước đường kính của hồng cầu rơi vào khoảng 7,8 µm, độ dày chỗ dày nhất là 2,5 µm, chỗ trung tâm không quá 1 µm.
Thể tích của hồng cầu là bao nhiêu? Thế tích của tế bào này vào khoảng 90-95 µm3, có tài liệu thì cho rằng từ 76 – 96µm3.
Hồng cầu không bị vỡ, rách khi di chuyển qua các mao mạch do khả năng biến dạng rất cao. Nhờ đó, hồng cầu vừa dẻo dai vừa có khả năng chứa rất nhiều thành phần bên trong. Nó được ví như chiếc túi đựng còn rất nhiều khoảng trống.
Khi đi xét nghiệm máu có một xét nghiệm là MCV. Vậy MCV là chỉ số gì? MCV là từ chỉ thể tích trung bình của hồng cầu (viết tắt của từ Mean Corpuscular Volume). Chỉ số MCV được dùng để chỉ kích thước của hồng cầu. Có các loại kích thước là nhỏ, bình thường và lớn. Khi ở mức bình thường, chỉ số MCV sẽ nằm trong khoảng từ 80 đến 100 femtoliter (1 femtoliter = 1/1triệu lít).
Hồng cầu nhỏ là gì? Hồng cầu nhỏ được thể hiện qua chỉ số MCV thấp hơn so với mức bình thường (thấp hơn 80 femtoliter). Bệnh thường gặp ở những người thiếu sắt hay người có gen Thalassemia…
Ngược lại với hồng cầu nhỏ, hồng cầu to là bệnh có chỉ số MCV cao hơn mức bình thường (cao hơn 100 femtoliter). Bệnh thường xảy ra ở những người có bệnh lý gan, nghiện rượu, thiếu Acid folic, thiếu Vitamine B12,….
Hồng cầu nhỏ nhược sắc là bệnh lý trong đó hồng cầu có kích thước nhỏ và màu nhạt hơn ở mức bình thường. Nguyên nhân là do nồng độ huyết sắc tố hemoglobin trong tế bào bị giảm xuống. Bệnh sẽ dẫn đến hậu quả làm giảm khả năng vận chuyển oxy đến các mô.
Các con số cụ thể nói lên bạn bị bệnh hồng cầu nhỏ nhược sắc là:
Chỉ số Ery trong hồng cầu là gì? Đây là chỉ số hồng cầu niệu. Ở những người bình thường, chỉ số này sẽ âm tính. Nó chỉ dương tính trong trường hợp xét nghiệm nước tiểu có hồng cầu. Hồng cầu niệu cùng với bạch cầu niệu cao trong xét nghiệm nước tiểu chứng tỏ bạn đang mắc bệnh liên quan đến đường tiết niệu và thận. Cụ thể như sau:
Khi xuất hiện những chỉ số này bạn cần khám tổng quát để xác định các nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
Bệnh đa hồng cầu là gì? Đây là một dạng ung thư máu hồng cầu do một tế bào gen bị biến đổi gây nên. Ở người trưởng thành bình thường sẽ có 3,7 đến 4 triệu tế bảo hồng cầu trong 1mm3 khối máu. Nếu số lượng tế bào vượt quá mức 5 triệu thì rất có nguy cơ bạn đã mắc bệnh đa hồng cầu. Khi mắc bệnh, máu sẽ cô đặc dẫn đến việc lưu thông máu khó khăn, gây tắc nghẽn khi di chuyển.
Hồng cầu cao là bệnh hồng cầu bị tăng cao so với mức bình thường. Đây là dạng bệnh tăng sinh tuỷ. Khi đó tuỷ xương hoạt động quá mạnh gây ra tình trạng quá nhiều hồng cầu. Nó làm cho máu tăng độ cô đặc, gây tắc nghẽn mạch máu. Bệnh thường mắc ở những người bị tăng huyết áp, béo phì, bị bệnh động mạch vành…
Tăng hồng cầu là gì, tăng hồng cầu có gây nguy hiểm không? Bệnh hồng cầu cao được xem là một dạng ung thư máu và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, khi có dấu hiệu như xuất huyết dưới da, thường xuyên chóng mặt, hoa mắt, buồn ngủ, ù tai, chảy máu cam… bạn nên lập tức đi xét nghiệm máu để phát hiện sớm tình trạng sức khỏe của cơ thể.
Hiện nay số lượng hồng cầu trung bình của người Việt Nam là từ 3,8 triệu/mm3 (đối với nữ giới) đến 4,2 triệu/mm3 máu (đối với nam giới). Lượng hồng cầu này sẽ có sự thay đổi trong ngày, tăng lên khi vận động và giảm xuống khi ngủ.
Hồng cầu ở trẻ sơ sinh thường cao hơn người lớn (5 triệu/mm3). Tuy nhiên trong 10 ngày đầu khi mới sinh, số lượng hồng cầu sẽ tiêu dần đi và một vài tháng sau sẽ gần bằng bằng người trưởng thành. Vòng đời trung bình của hồng cầu là khoảng 90-120 ngày trong máu ngoại vi. Sau đó sẽ bị các đại thực bào trong gan, lách, tuỷ xương tiêu huỷ.
Vậy thiếu máu hồng cầu hay hồng cầu thấp là gì? Hồng cầu thấp là bệnh mà ở đó lượng huyết sắc tố lưu hành trong máu ngoại vi bị giảm xuống so với người bình thường. Thấp hơn 3,8 triệu/mm3 (đối với nữ giới), thấp hơn 4,2 triệu/mm3 máu (đối với nam giới).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu hồng cầu như do men, ăn uống kém, thiếu sắc tố hay cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Khi bị bệnh, người bệnh cần tăng cường dinh dưỡng, bổ sung sắt, axit folic.
Biểu hiện của người mắc bệnh hồng cầu thấp thường gặp là:
Khi thấy xuất hiện một trong những những triệu chứng này, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để làm xét nghiệm máu để biết được nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có cách chữa trị triệt để, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Vỡ hồng cầu là bệnh gì cũng là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Bệnh này còn được gọi là thiếu máu huyết tán hay thiếu máu tán huyết. Biểu hiện của bệnh là hồng cầu bị phá vỡ quá nhiều và quá nhanh so với mức vỡ hồng cầu thông thường, đời sống hồng cầu ngắn hơn 100 -120 ngày.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Bệnh vỡ hồng cầu còn có khả năng xảy ra nhiều trong một quần thể nhất định so với những nơi khác, người khác. Ví dụ như bệnh chủ yếu xảy ra ở châu Phi và các quốc gia gốc Địa Trung Hải. Ở Mỹ, người gốc Phi thường hay mắc bệnh hơn những người da trắng.
Bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn định nghĩa hồng cầu là gì, đặc điểm của hồng cầu cũng như một số câu hỏi liên quan như: hồng cầu niệu là gì, hồng cầu nhỏ nhược sắc là bệnh gì, hồng cầu thấp là bệnh gì?. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với bạn trong quá trình tìm hiểu kiến thức về chủ đề hồng cầu là gì. Chúc bạn luôn khỏe!
"VietAds gửi lời cảm ơn tới quý khách hàng đã luôn tin dùng dịch vụ quảng cáo trực tuyến hiệu quả suốt chặng đường 9 năm vừa qua! - Đăng nhập"
CÔNG TY CỔ PHẦN TRỰC TUYẾN VIỆT ADS
Số 6/25 Thổ Quan, Khâm Thiên, Đống Đa, TP.Hà Nội
Số 36 Điện Biên Phủ, Đa Kao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
0964 82 6644 - (024) 6658 7378
(024) 6658 7378
Bài viết tạo bởi: VietAds | Ngày cập nhật: 2024-12-27 13:31:48 | Đăng nhập(813) - No Audio