Nhãn hiệu là một loại tài sản do vậy nó có khả năng mang lại lợi ích nếu được người nắm giữ sử dụng một cách hợp lý; tuy nhiên, khác biệt với các tài sản khác, nhãn hiệu không đi một mình mà phải luôn gắn liền với một, một số hoặc nhiều sản phẩm, dịch vụ tương ứng; chính vì vậy mà nhãn hiệu được xem là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các doanh nghiệp khác.
Nhãn hiệu thường được thấy nhất là dấu hiệu thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm; hay nói cách khác, nhãn hiệu cũng chính là tên riêng của sản phẩm, qua đó giúp phân biệt được sản phẩm mang nhãn hiệu này với các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự khác nhưng không chỉ của những doanh nghiệp khác nhau, thậm chí là trong cùng một doanh nghiệp; ví dụ hãng Honda sản xuất cùng một loại xe gắn máy nhưng với nhiều tên gọi khác nhau như SH, MSX, PCX, Air Blade, Lead, Vision, Future, Wave, Blade, Super Dream.
Tuy nhiên, nhãn hiệu thực sự được xem là tài sản khi và chỉ khi được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ với tên gọi là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; hay nói cách khác, nhãn hiệu không thuộc quyền sở hữu của riêng ai nếu người đó chưa được cơ quan này này ghi nhận là chủ sở hữu nhãn hiệu sau quá trình thẩm định rất chặt chẽ với nhiều điều kiện bảo hộ khác nhau theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ là một thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình. vì nhãn hiệu hàng hóa được coi là một thứ tài sản của doanh nghiệp (tài sản trí tuệ).
Nói chung, việc đăng ký nhãn hiệu không phải là đòi hỏi có tính chất bắt buộc nhưng nếu không làm thủ tục đăng ký, nhãn hiệu sẽ bị làm giả, nhái hoặc bị nhầm lẫn với những nhãn hiệu khác dẫn đến rất nhiều rủi ro.
Một nhãn hiệu không được đăng ký, tức là không có cơ sở pháp lý để pháp luật bảo hộ. khi có người khác sử dụng nhãn hiệu gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của quý vị và cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà quý vị đang kinh doanh, quý vị bị rơi vào trạng thái bị cạnh tranh trực diện, quý vị bị mất thị phần và mọi thành quả xây đắp cho nhãn hiệu đó (quảng cáo, tiếp thị, uy tín được xác lập trong tiềm thức khách hàng) đều bị đối thủ cạnh tranh khai thác.
Khi đó, quý vị phải nhờ pháp luật can thiệp. Trong tình thế nhãn hiệu không được đăng ký, dường như không thể nhận được sự can thiệp của pháp luật bởi vì pháp luật không bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa không đăng ký.
"VietAds gửi lời cảm ơn tới quý khách hàng đã luôn tin dùng dịch vụ quảng cáo trực tuyến hiệu quả suốt chặng đường 9 năm vừa qua! - Đăng nhập"
CÔNG TY CỔ PHẦN TRỰC TUYẾN VIỆT ADS
Số 6/25 Thổ Quan, Khâm Thiên, Đống Đa, TP.Hà Nội
Số 36 Điện Biên Phủ, Đa Kao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
0964 82 6644 - (024) 6658 7378
(024) 6658 7378
Bài viết tạo bởi: VietAds | Ngày cập nhật: 2024-09-05 09:43:01 | Đăng nhập(1364) - No Audio
Bài viết tạo bởi: VietAds | Ngày cập nhật: 2024-09-02 21:27:10 | Đăng nhập(691) - No Audio