Cùng bạn tìm hiểu về định nghĩa triết học là gì?

Định nghĩa triết học được hiểu như thế nào và tại sao triết học lại khiến nhiều người khó hiểu đến vậy? Để tìm được lời giải đáp cho câu hỏi này, các bạn hãy cùng tham khảo bài viết sau của VietAdsGroup.Vn nhé! Chắc chắn bạn sẽ có được những thông tin vô cùng thú vị và hữu ích về triết học.

  • Bài viết tạo bởi: | Lượt xem bài viết: 831,197 (View) | Ngày cập nhật nội dung gần nhất: 23-01-2024 04:04:13
  • Ðánh giá: 1 11 21 31 41 5(3 sao 17 đánh giá)

Tìm hiểu về định nghĩa triết học


Cùng bạn tìm hiểu về định nghĩa triết học là gì?

Cùng bạn tìm hiểu về định nghĩa triết học là gì?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/cung-ban-tim-hieu-ve-dinh-nghia-triet-hoc-la-gi.html

Tìm hiểu về định nghĩa triết học, nhiều người cho rằng nó khá phức tạp và trừu tượng. Xuất phát từ khái niệm về triết học đó là bộ môn nghiên cứu những vấn đề chung và cơ bản nhất về con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới đó. Cùng với đó, triết học còn nghiên cứu những vấn đề về sự kết nối chân lý, sự tồn, giá trị, kiến thức, ngôn ngữ, ý thức và nhiều quy luật.

Triết học hiện nay được phân biệt với những bộ môn khoa học khác nhờ cách thức giải quyết những vấn đề mà nó nghiên cứu ở phía trên. Đặc biệt đó là tính phê phán cùng với phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong cách lập luận. Vì thế, định nghĩa triết học ngày càng được lý giải một cách dễ hiểu hơn.

Nguồn gốc của triết học

Triết học được xem là một hình thái ý thức xã hội có nguồn gốc từ sự tồn tại xã hội và phát triển của các lĩnh vực văn hóa và khoa học. Vì thế, nguồn gốc và định nghĩa triết học đặc biệt được các nhà nghiên cứu quan tâm. Cụ thể, triết học được chia thành các nguồn gốc chính như sau:

  • Nguồn gốc từ nhận thức: Nhu cầu nhận thức thế giới là một trong những nhu cầu khách quan và cần thiết đối với con người. Trong quá trình sinh sống và cải tạo thế giới, con người sẽ từng bước tích lũy được kinh nghiệm và tìm ra được những lý giải về tự nhiên, xã hội. Cùng với đó, họ sẽ hiểu hơn về những kiến thức cụ thể, riêng lẻ đối với những lĩnh vực khác nhau. Nhờ đó, những triết lý hay còn gọi là những quan niệm chung về thế giới và nhân sinh dần dần được xuất hiện.
  • Khi con người đạt đến một trình độ nhận thức cao hơn thì họ tự khắc sẽ có khả năng tư duy trừu tượng và tiếp nhận những tri thức riêng lẻ để tập hợp thành một hệ thống các quan điểm. Đây chính là những quan điểm mang tính chất chung nhất về thế giới cũng như vai trò của con người trong thế giới đó.
  • Nguồn gốc từ xã hội: Định nghĩa triết học và nguồn gốc của triết học được hình thành một phần từ xã hội. Triết học ra đời khi nền kinh tế – xã hội bắt đầu có sự phân công lao động và sự phân chia giai cấp manh nha xuất hiện. Cùng lúc đó, con người cũng đã biết chế tạo ra những công cụ lao động bằng đồng, sắt giúp cho nền sản xuất trong xã hội ngày càng có năng suất cao hơn.
  • Chính từ sự phân công đó mà lực lượng lao động trí óc và lao động chân tay dần được chia tách. Nền kinh tế phát triển tương xứng với trình độ chuyên môn hóa trong lao động đã giúp con người có điều kiện tiếp xúc với những tiến bộ về văn hóa và khoa học. Mỗi giai cấp, tầng lớp ra đời với những vai trò, lợi ích khác nhau đã góp phần phản ánh về bản chất của thế giới thực tại. Vì vậy, vai trò của con người trong thế giới cũng dần được thay đổi đã dẫn đến sự ra đời của nhiều trường phái triết học khác nhau.

Từ nguồn gốc hình thành này, người ta xác định được định nghĩa triết học đó chính là một hình thái xã hội, phản ánh trực tiếp các quan hệ kinh tế – xã hội và biến đổi cùng với sự thay đổi của nền kinh tế – xã hội. Vì vậy, chỉ cần biết được nguồn gốc của triết học, chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng hiểu được định nghĩa về triết học.

Đối tượng của triết học qua từng giai đoạn phát triển

Cùng với sự phát triển về định nghĩa triết học, đối tượng của triết học qua từng giai đoạn cũng có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, nó được biểu hiện như sau:

  • Thời kỳ cổ đại: Với nguồn gốc nhận thức về triết học thì triết học lúc bấy giờ được hiểu là một hình thái cao nhất của tri thức được sử dụng để biện luận về những vấn đề bản chất chung nhất của vạn vật. Do đó, triết học được đánh giá là “khoa học của mọi khoa học” trong đó bao gồm tất cả các tri thức lí luận của nhân loại. Đồng thời, nó sẽ được thể hiện dưới hình thức “nền triết học tự nhiên” vào thời cổ đại.
  • Thời kỳ trung cổ: Đến thời kỳ này, định nghĩa triết học và triết học chỉ còn được xem là một bộ phần của thần học với mục đích biện minh và lý giải cho sự tồn tại của thần quyền và một số chính quyền phong kiến thế tục. Vì vậy, đối tượng của triết học ở thời kỳ này dường như rất hạn chế và không có sự phát triển mạnh mẽ.
  • Thời kỳ phục hưng cho đến nay: Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, định nghĩa triết học cũng dần có sự thay đổi và hoàn thiện hơn. Cùng với đó, nhận thức của con người về triết học cũng ngày càng tân tiến và hiện đại. Con người sẽ đi sâu để có thể khám phá nhiều hơn những điều thú vị ở nhiều lĩnh vực khác nhau trên thế giới. Điều này sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển của một số ngành khoa học chuyên ngành và chúng sẽ dần dần tách biệt ra khỏi triết học. Vì vậy, những môn khoa học độc lập được hình thành ngày càng nhiều.

Kết luận

Chắc hẳn các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về định nghĩa triết học qua bài viết trên đây của VietAdsGroup.Vn. Hy vọng các bạn sẽ tiếp tục đam mê tìm tòi về triết học của mình để ngày càng có thêm vốn tri thức đa dạng, phong phú. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến chủ đề định nghĩa triết học, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để cùng VietAdsGroup.Vn tìm hiểu thêm nhé!


Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!

Quay lại danh mục "Hỏi đáp là gì" Quay lại trang chủ




  • VietAds

    "VietAds gửi lời cảm ơn tới quý khách hàng đã luôn tin dùng dịch vụ quảng cáo trực tuyến hiệu quả suốt chặng đường 9 năm vừa qua! - Đăng nhập"

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TRỰC TUYẾN VIỆT ADS



Bài viết xem nhiều cùng chuyên mục
Bài viết mới nhất cùng chuyên mục