Depression là gì? Những ý nghĩa của Depression

Bệnh trầm cảm (Depression), là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp. Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc. Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.

  • Bài viết tạo bởi: | Lượt xem bài viết: 269,332 (View) | Ngày cập nhật nội dung gần nhất: 24-01-2024 09:49:01
  • Ðánh giá: 1 11 21 31 41 5(3 sao 14 đánh giá)

Định nghĩa Depression là gì?

  • Bệnh trầm cảm (Depression), là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp. Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc. Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.
  • Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ, hành xử của người bệnh, khiến cho người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, hay các vấn đề về thể chất và tinh thần.
  • Bệnh trầm cảm phổ biến đến mức, có đến 80% dân số trên thế giới từng bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời mình.Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 – 25%. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến hơn ở nữ giới hơn nam giới. Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp.
  • Trầm cảm là bệnh, cần được quan tâm và điều trị. Ở bệnh nhân trầm cảm nhẹ, bệnh nhân có thể chưa cần phải dùng đến thuốc và tình trạng không quá nguy hiểm. Nhưng trên hết, người bệnh cần nhận được sự quan tâm của gia đình và người thân và cả bác sĩ để hỗ trợ khắc phục tình trạng này, bởi lẽ, trầm cảm có thể tồi tệ hơn rất nhiều nếu không được điều trị.


Depression là gì? Những ý nghĩa của Depression

Depression là gì? Những ý nghĩa của Depression, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/depression-la-gi-nhung-y-nghia-cua-depression.html

Biểu hiện trầm cảm ở mức độ nhẹ

Bệnh trầm cảm mức độ nhẹ sẽ không có tất cả các triệu chứng của bệnh trầm cảm nói chung. Để được chẩn đoán có mắc bệnh trầm cảm hay không phải có ít nhất một trong hai triệu chứng của bệnh trầm cảm cốt lõi đó là:

  • Tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc.
  • Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.

Ngoài 2 triệu chính đó, bệnh nhân bị trầm cảm mức độ nhẹ còn có 7 triệu chứng khác liên quan là:

  • Rối loạn giấc ngủ
  • Thay đổi khẩu vị
  • Mệt mỏi
  • Chuyển động chậm chạp, dễ bị kích động
  • Khó khăn trong việc tập trung hoặc trong giải quyết các vấn đề đơn giản hàng ngày.
  • Cảm giác thất vọng và tội lỗi về bản thân.
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử.

Dựa vào những triệu chứng đó người ta phân loại trầm cảm nhẹ gồm 1 triệu chứng chính và có ít hơn 4 triệu chứng liên quan. Những người trầm cảm nhẹ có thể khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc, theo thời gian, các triệu chứng có xu hướng tự lắng xuống.

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm nhẹ

Trầm cảm mức độ nhẹ có thể do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên thường do 3 nhóm nguyên nhân điển hình sau:

Do sử dụng chất gây nghiện hoặc các chất tác động thần kinh

  • Các chất gây nghiện như rượu, thuốc lá, ma túy… đều có đặc điểm chung là gây kích thích, sảng khoái hưng phấn tạm thời. Sau đó các chất này khiến cho hệ thần kinh bị ảnh hưởng lớn, khiến người bệnh dễ đi vào trạng thái trầm cảm, cơ thể mệt mỏi, trí lực giảm sút, ức chế.

Do sang chấn tâm lý

  • Sang chấn tâm lý hay còn gọi là stress chính là một nguyên nhân lớn gây bệnh trầm cảm. Người bệnh có thể bị tác động từ bên ngoài như bị sốc tâm lý, mâu thuẫn gia đình bạn bè, căng thẳng trong công việc hoặc trong cuộc sống.

Do bệnh thực thể ở não

  • Bệnh nhân từng bị ảnh hưởng bởi những chấn thương, viêm não hay u não… có nguy cơ cao bị mắc bệnh trầm cảm do cấu trúc não bị tổn thương. Người bệnh có dấu hiệu rối loạn về tâm trạng, khả năng chịu đựng stress kém, chỉ cần một chút căng thẳng nhỏ cũng sẽ gây ra các rối loạn về cảm xúc.
  • Trầm cảm gây ra rất nhiều nguy hại cho người mắc phải, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh, cũng là yếu tố khiến cho các bệnh lý khác trở nên trầm trọng, phức tạp hơn như: Tim mạch, dạ dày, tuyến giáp.

Nếu một khi gặp những tình trạng như trên thì không nên chủ quan, bởi trầm cảm cho dù ở mức độ nhẹ cũng cần có phương pháp điều trị. Nhiều bệnh nhân vì ngại ngùng, hay vì nghĩ tự mình có thể chịu đựng được khiến cho tình trạng ngày càng tệ hơn. Vì cuộc sống cũng như hạnh phúc của bản thân mình và những người xung quanh, bạn không nên làm thế. Một phương pháp điều trị tốt, một người bác sĩ hỗ trợ, sự chia sẻ của người thân có thể giúp bạn vượt qua trầm cảm nhẹ dễ dàng hơn nhiều.

Tác hại của bệnh trầm cảm

Trầm cảm gây ra rất nhiều những nguy hại cho người mắc phải, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người bệnh, đồng thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng rất khó lường trước:

  1. Người bị bệnh trầm cảm thường xuyên mất ngủ khiến cho sức khỏe giảm sút, tinh thần trí tuệ kém minh mẫn, ảnh hưởng đến công việc và đời sống hằng ngày.
  2. Trầm cảm khiến cho người bị bệnh có vấn đề với ăn uống, rối loạn về thèm ăn, lâu dài khiến cho suy nhược cơ thể nghiêm trọng
  3. Trầm cảm khiến cho người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, quan hệ xã hội, ảnh hưởng trực tiếp tới công danh, sự nghiệp, thậm chí gây ra rạn nứt tình cảm gia đình.
  4. Trầm cảm khiến bệnh nhân luôn bị cảm giác bi quan, suy nghĩ thiếu tích cực, mất cảm hứng với các hoạt động cơ bản bao gồm cả công việc tại cơ quan hay công việc gia đình.
  5. Trầm cảm trong diễn biến xấu nhất có thể là tác nhân trực tiếp dẫn đến việc tự sát, hoặc giết người.

Ngoài ra: Trầm cảm là yếu tố khiến cho các bệnh lý khác trở nên trầm trọng, phức tạp, khó điều trị hơn như: tim mạch, dạ dày, tuyến giáp…

Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm


Depression là gì? Những ý nghĩa của Depression

Depression là gì? Những ý nghĩa của Depression, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/depression-la-gi-nhung-y-nghia-cua-depression.html

Chuẩn bị cho cuộc gặp với bác sĩ

Trước buổi hẹn khám với bác sĩ, hãy:

  • Thống kê tất cả các triệu chứng, dấu hiệu bất thường mà bạn gặp phải và cho rằng nó liên quan đến bệnh.
  • Thông tin cá nhân của bạn, đặc biệt là bao gồm các biến cố bất thường mà bạn gặp phải gần nhất.
  • Tất cả các loại thuốc, vitamin và các chất bổ sung khác mà bạn đang dùng và liều lượng
  • Lập các câu hỏi để hỏi bác sĩ

Có nhiều trường hợp bệnh nhân trầm cảm không muốn tới khám bác sĩ vì:

  • Bị trầm cảm, bệnh nhân ngại giao tiếp, không muốn gặp trực tiếp bác sĩ
  • Người thân hoặc bạn bè không thể khuyên nhủ bệnh nhân tới khám
  • Bệnh nhân ở quá xa nơi có dịch vụ y tế điều trị trầm cảm chuyên sâu
  • Không sắp xếp được thời gian hoặc thời gian hẹn khám bác sĩ không phù hợp

Giải pháp sẽ là: Bệnh nhân hoặc người thân có thể gọi điện tới số 1900 1246 để đặt khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa.

Chẩn đoán

Những bài kiểm tra và xét nghiệm dưới đây có thể giúp bác sĩ loại trừ các vấn đề khác có thể gây ra các triệu chứng của bạn, đồng thời chẩn đoán và kiểm tra các biến chứng có liên quan:

Khám sức khoẻ: Bác sĩ của bạn có thể khám sức khoẻ và hỏi những câu hỏi chuyên sâu về sức khoẻ của bạn để giúp xác định những gì có thể gây ra trầm cảm. Trong một số trường hợp, chứng trầm cảm có thể liên quan đến vấn đề sức khoẻ thể chất cơ bản.

Tiến hành một số xét nghiệm: Các xét nghiệm cơ bản:

  • Công thức máu, sinh hóa, chức năng gan, chức năng thận.
  • CT, MRI sọ não.
  • Điện não đồ, điện tim.
  • Trắc nghiệm tâm lý: Beck, Hamilton, MMPI.
  • Các XN chuyên khoa khác nếu cần

Đánh giá tâm lý: Để kiểm tra dấu hiệu trầm cảm, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, suy nghĩ, cảm giác và các mẫu hành vi của bạn. Bác sĩ có thể cho bạn điền vào một bảng câu hỏi để giúp trả lời những câu hỏi này.

Điều trị

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở mỗi người bệnh trầm mỗi khác nhau. Bởi vậy dựa vào mỗi nguyên nhân cũng như những biểu hiện của bệnh nhân mà chúng ta sẽ có các cách điều trị khác nhau cho từng người.

Các nguyên tắc trong điều trị trầm cảm:

  • Có dấu hiệu hưng cảm phải giảm hoặc ngừng thuốc.
  • Nếu có ý tưởng tự sát nên dùng thuốc chống loạn thần hay E.C.T và thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc không có tác dụng ngay, sau 2-3 tuần thuốc mới có tác dụng. Bệnh nhân sẽ không bị nghiện thuốc. Chữa trầm cảm là quá trình lâu dài, không phải trong thời gian ngắn.
  • Phối hợp thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc điều hòa khí sắc tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân.
  • Điều chỉnh và phải tạo ra được giấc ngủ ngon, ăn ngon miệng, phục hồi cơ thể nhanh chóng.

Những cách chữa trị trầm cảm chung mà người mắc bệnh trầm cảm nên làm:

  • Bền bỉ khi điều trị
  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn
  • Không được ngừng sử dụng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sỹ
  • Thay đổi lối sống
  • Giảm căng thẳng trong công việc
  • Trung thực khi điều trị bệnh
  • Không bao giờ tuyệt vọng

Kết luận

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của blog VietAdsGroup.Vn, hy vọng những thông tin giải đáp ? Những ý nghĩa của Depression sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn đọc có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến định nghĩa Depression là gì? vui lòng để lại những bình luận bên dưới bài viết này. Blog VietAdsGroup.Vn luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ quý độc giả​​​​​​​


Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!

Quay lại danh mục "Hỏi đáp là gì" Quay lại trang chủ




  • VietAds

    "VietAds gửi lời cảm ơn tới quý khách hàng đã luôn tin dùng dịch vụ quảng cáo trực tuyến hiệu quả suốt chặng đường 9 năm vừa qua! - Đăng nhập"

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TRỰC TUYẾN VIỆT ADS



Bài viết xem nhiều cùng chuyên mục
Bài viết mới nhất cùng chuyên mục