Thu nhập chịu thuế là gì? Tại sao thu nhập phải chịu thuế?

Hiểu một cách đơn giản, thu nhập chịu thuế hay taxable income chính là khoản tiền được tính toán dựa trên tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh. Tại sao thu nhập phải chịu thuế?

  • Bài viết tạo bởi: | Lượt xem bài viết: 242,924 (View) | Ngày cập nhật nội dung gần nhất: 30-01-2024 05:03:26
  • Ðánh giá: 1 11 21 31 41 5(3 sao 20 đánh giá)

Định nghĩa Thu nhập chịu thuế là gì?


Thu nhập chịu thuế là gì? Tại sao thu nhập phải chịu thuế?

Thu nhập chịu thuế là gì? Tại sao thu nhập phải chịu thuế?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/thu-nhap-chiu-thue-la-gi-nhung-y-nghia-cua-thu-nhap-chiu-thue.html

  • Khái niệm thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập cá nhân
  • Taxable income là gì? Taxable income được dịch từ tiếng anh là thu nhập chịu thuế. Hiểu một cách đơn giản, thu nhập chịu thuế hay taxable income chính là khoản tiền được tính toán dựa trên tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh (bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thù lao, tiền thưởng,…) của một cá nhân.
  • Các khoản tiền công, tiền lương cũng như các khoản mà cá nhân nhận được này được quy về khái niệm thu nhập cá nhân, tuy nhiên vẫn bị đánh thuế từ phía Nhà nước. Vậy, thuế thu nhập cá nhân là số tiền mà người có thu nhập ổn hàng tháng trích từ tiền lương để nộp vào ngân sách nhà nước.

Phân biệt giữa thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế

  • Nhiều người hiện nay dù biết tới khoản thu nhập chịu thuế nhưng vẫn còn bị nhầm lẫn giữa thu nhập tính thuế và thu nhập chịu thuế. Bài viết này sẽ giúp các bạn pahan biệt được hai khái niệm cơ bản này.
  • Trước hết, thu nhập tính thuế bao gồm thu nhập chịu thuế cũng các khoản đóng bảo hiểm và các khoản trừ giảm khác. Như vậy, khái niệm thu nhập tính thuế được mang nghĩa rộng hơn và có thể hiểu đơn giản theo công thức sau: Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế – các khoản đóng bảo hiểm và miễn giảm
  • Trong đó, các khoản đóng bảo hiểm bao gồm các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc,…
  • Thứ hai, cơ sở để xác định số thuế được miễn dựa trên thu nhập tính thuế chứ không phải thu nhập chịu thuế. Nhưng thực tế, nhiều người vẫn nhầm lẫn hai khái niệm này. Thu nhập chịu thuế chính là cơ sở để xác định thu nhập tính thuế.

Tại sao thu nhập phải chịu thuế?


Thu nhập chịu thuế là gì? Tại sao thu nhập phải chịu thuế?

Thu nhập chịu thuế là gì? Tại sao thu nhập phải chịu thuế?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/thu-nhap-chiu-thue-la-gi-nhung-y-nghia-cua-thu-nhap-chiu-thue.html

  • Trước hết, thuế được hiểu là khoản tiền phải nộp mang tính chất nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật. Đây chính là công cụ để nhà nước điều tiết và quản lí xã hội và công dân xã hội, đồng thời là một trong những nguồn thu chính của nhà nước. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao thu nhập phải chịu thuế hay tại sao bạn phải hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?
  • Mục đích đầu tiên của việc thu nhập phải chịu thuế chính là góp phần tăng thêm thu nhập cho kho bạc, ngân sách của nhà nước. Thuế được coi là một trong những nguồn thu lớn của nhà nước và chính phủ không chỉ tại Việt Nam mà còn rất nhiều các quốc gia khác. Trong xu thế phát triển như hiện nay, thu nhập của người lao động nhìn chung có sự gia tăng hơn so với trước khi nền kinh tế nước ta mở cửa. Hơn thế, chính phủ nước ta đang khuyến khích và tạo cơ hội cho những doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, mang lại nhiều giá trị cơ hội việc làm hơn cho người lao động. Chính vì vậy, thu nhập càng cao thì càng cần phải đóng góp cho ngân sách nhà nước.
  • Mục đích thứ hai của việc thu nhập chịu thuế là đóng góp vào công cuộc công bằng hóa xã hội. Như chúng ta đã biết thu nhập của mỗi người lao động đựa chi trả theo đúng mức năng lực và trình độ của họ. Đặc biệt, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng chỉ số KPI dành cho người lao động để đo hiệu suất và hiệu quả lao động nhằm trả mức lương xứng đáng cho họ. Có người lương cao, có người lương thấp, tạo nên một khoảng cách về trình độ và thu nhập của người dân, sâu xa hơn là sự phân biệt giàu nghèo. Vì vậy, việc nhà nước áp các mức thuế lên thu nhập cá nhân của người lao động, với quy định mức lương từ 9 triệu trở lên sẽ bắt buộc phải đóng thuế. Từ đó, nhà nước sẽ cân bằng mức độ giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội, đồng thời góp phần vào việc hạn chế và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các tầng lớp trong xã hội.
  • Có thể nói, việc thu nhập chịu thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.

Thu nhập chịu thuế dựa trên văn bản quy định như thế nào ?

Căn cứ quy định

Thu nhập chịu thuế hay bất kì các khoản thu nào chính đáng của nhà nước đều được quy định cụ thể trong các văn bản mang tính pháp luật. Cụ thể, quy định thu nhập chịu thuế đối với người lao động được quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân theo Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Các điều khoản quan trọng về thu nhập chịu thuế

  • Thu nhập chịu thuế được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật mà người lao động có mức thu nhập bị đánh thuế cần phải quan tâm. Trong đó có 2 điều khoản mà chúng tôi muốn lưu ý tới các bạn.
  • Thứ nhất, đó là các điều khoản về thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân.
  • Khoản 2 điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản trợ cấp không cần phải tính vào thu nhập chịu thuế. Ví dự như trợ cấp khó khăn đột xuất, tai nạn lao động, thôi việc, bệnh nghề nghiệp,…
  • Khoản 2 điều 11 của Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về các khoản tiền nhà ở, tiền điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) không cần phải tính vào thu nhập chịu thuế
  • Khoản 3 điều 11 của Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về khoản tiền mua bảo hiểm nhân thọ và loại bảo hiểm bắt buộc khác không cần phải tính vào thu nhập chịu thuế
  • Ngoài ra, còn rất nhiều các điều khoản chủ yếu tại điều 11, 12 của Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về các trường hợp không cần phải tính vào thu nhập chịu thuế
  • Thứ hai, đó là các điều khoản thuộc Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định cách tính thu nhập chịu thuế dành cho người lao động để có thể đảm bảo được quyền lợi của bản thân cũng như tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

Trách nhiệm và quyền lợi của thu nhập chịu thuế là gì?


Thu nhập chịu thuế là gì? Tại sao thu nhập phải chịu thuế?

Thu nhập chịu thuế là gì? Tại sao thu nhập phải chịu thuế?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/thu-nhap-chiu-thue-la-gi-nhung-y-nghia-cua-thu-nhap-chiu-thue.html

Trách nhiệm

Mọi công dân Việt Nam hay cư trú tại Việt Nam thuộc đối tượng lao động có mức thu nhập đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân cho nhà nước. Trong đó, theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập cần phải đóng thuế như sau:

  • Thu nhập từ đầu tư vốn
  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
  • Thu nhập từ chuyển nhượng thương mại
  • Thu nhập từ bản quyền
  • Thu nhập từ các khoản trúng thưởng
  • Thu nhập từ kinh doanh
  • Thu nhập từ tiền lương, tiền công
  • Thu nhập từ việc nhận khoản thừa kế
  • Thu nhập từ việc nhận quà tặng
  • Thu nhập từ quá trình chuyển nhượng vốn

Nhìn chung, tùy theo mức thu nhập mà các người lao động phải chịu các mức thu nhập chịu thuế khác nhau.

Quyền lợi

Những người lao động có mức thu nhập khi hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân theo đúng quy định của pháp luật nhà nước sẽ nhận được các mã số thuế thu nhập cá nhân. Mã số này mang tới cho bạn những quyền lợi gì?

Thứ nhất, đó là quyền lợi đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc theo gia cảnh. Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC tại điều 9, khoản 1 quy định về trường hợp cá nhân lao động có người phụ thuộc nếu đã đăng ký và được cấp mã số thuế cá nhân sẽ được giảm trừ cho đối tượng là người phụ thuộc.

Thứ hai, đó là quyền lợi dành cho các đối tượng lao động cư trú nhưng không ksy kết hợp đồng lao động hay ký kết hợp đồng lao động dưới 03 tháng sẽ được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Thứ ba, đó là quyền lợi dành cho các cá nhân có mã số thuế cá nhân sẽ được ủy quyền cho các tổ chức quyết toán thuế làm thay bản thân mình.

Thứ tư, đó là quyền lợi hoàn thuế thu nhập cá nhân. Theo quy định của Thông tư 111/2013/TT-BTC tại điều 18, khoản 1 quy định về các cá nhân đã đăng ký mã số thuế cá nhân tại thời điểm nộp hồ sơ sẽ được hoàn lại mức thuế thu nhập cá nhân đóng dôi ra hay thừa ra. Còn những đối tượng chưa có mã số thuế cá nhân thì khoản tiền thuế đóng thừa sẽ không được hoàn lại mà bắt buộc phải bù trừ vào năm sau.

Như vậy, nếu cá nhân thuộc đối tượng áp dụng thu nhập chịu thuế mà đăng ký các mã số thuế thu nhập cá nhân cần phải lưu ý các trưởng hợp về quyền lợi bản thân trên để thi hành đúng đắn nhất, từ đó đảm bảo quyền lợi của bản thân trong công việc và cuộc sống.

Thu nhập chịu thuế có vai trò như thế nào với nhà nước và cá nhân

Đối với nhà nước

Việc thu nhập chịu thuế không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với các cá nhân lao động mà nó còn đóng góp rất nhiều vào công cuộc quản lý và xây dựng đất nước như hiện nay.

Thuế là một trong những công cụ chính để nhà nước có thể điều tiết nền kinh tế – xã hội tốt nhất như hiện nay. Việc các cá nhân lao động nộp thuế thu nhập cá nhân hay các mức thu nhập chịu thuế là một trong những chính sách mà nhà nước hướng tới mục tiêu cân bằng xã hội, có nghĩa là khắc phục và xóa bỏ các khoảng cách giàu nghèo sâu sắc ở nhiều quốc gia về mức thu nhập. Giả dụ, các cá nhân lao động có mức thu nhập thuộc diện dưới 5 triệu/tháng sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân, các cá nhân có mức thu nhập cao hơn sẽ đóng nhiều hơn và chịu các mức thuế suất tăng nhiều hơn. Cụ thể:

  • Thu nhập từ 5 triệu đồng, áp dụng mức thuế suất là 5%
  • Thu nhập từ 5 – 10 triệu đồng, áp dụng mức thuế suất là 10%
  • Thu nhập từ 10 – 18 triệu đồng, áp dụng mức thuế suất là 15%
  • Thu nhập từ 18 – 32 triệu đồng, áp dụng mức thuế suất là 20%
  • Thu nhập từ 32 – 52 triệu đồng, áp dụng mức thuế suất là 25%
  • Thu nhập từ 52 – 80 triệu đồng, áp dụng mức thuế suất là 30%
  • Thu nhập hơn 80 triệu đồng, áp dụng mức thuế suất là 35%

Hơn thế, việc thu các loại thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân còn đóng góp vào nguồn ngân sách của nhà nước để xây dựng và duy trì các hoạt động của nhà nước.

Đối với cá nhân

  • Như chúng tôi đã đưa ra các quyền lợi và lợi ích của thu nhập chịu thuế đối với các cá nhân thuộc diện lao động có thu nhập, các bạn sẽ được hưởng các quyền lợi nhất định được quy định trong các điều khoản pháp luật được nêu ra cụ thể ở phía trên.
  • Nhìn chung, việc các cá nhân lao động thi hành theo đúng pháp luật về các khoản thuế thu nhập cá nhân đã chứng minh bạn là một công dân gương mẫu và ít nhất bạn sẽ không vi phạm các chế tài của pháp luật.
  • Không chỉ vậy, các cá nhân lao động còn được hưởng rất nhiều các quyền lợi và lợi ích khác về việc miễn giảm và hoàn thuế thu nhập cá nhân theo các trưởng hợp nhất định được quy định rõ ràng và cụ thể tại các điều khoản thuộc Thông tư 111/2013/TT-BTC.
  • Có thể nói, thu nhập chịu thuế đóng vai trò là trách nhiệm mà các người lao động tại Việt Nam cần phải hoàn thành một cách tốt nhất có thể.

Kết luận

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của blog VietAdsGroup.Vn, hy vọng những thông tin giải đáp ? Những ý nghĩa của Thu nhập chịu thuế sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn đọc có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến định nghĩa Thu nhập chịu thuế là gì? vui lòng để lại những bình luận bên dưới bài viết này. Blog VietAdsGroup.Vn luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ quý độc giả


Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!

Quay lại danh mục "Hỏi đáp là gì" Quay lại trang chủ




  • VietAds

    "VietAds gửi lời cảm ơn tới quý khách hàng đã luôn tin dùng dịch vụ quảng cáo trực tuyến hiệu quả suốt chặng đường 9 năm vừa qua! - FAQPage"

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TRỰC TUYẾN VIỆT ADS



Bài viết xem nhiều cùng chuyên mục
Bài viết mới nhất cùng chuyên mục