Chỉ số HgB trong xét nghiệm máu là gì?

HgB là viết tắt của chữ Hemoglobin. Hemoglobin là một loại phân tử protein có trong hồng cầu chuyên chở oxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu.

  • Bài viết tạo bởi: | Lượt xem bài viết: 603,873 (View) | Ngày cập nhật nội dung gần nhất: 23-01-2024 23:16:13
  • Ðánh giá: 1 11 21 31 41 5(4 sao 7 đánh giá)

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Chỉ số HgB trong xét nghiệm máu là gì?


HgB là viết tắt của chữ Hemoglobin. Hemoglobin là một loại phân tử protein có trong hồng cầu chuyên chở oxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu. 
 

Hồng cầu có màu hồng và hình cầu, do vậy khi đủ số lượng hồng cầu da và niêm mạc (lưỡi, nướu răng, kết mạc mắt..) sẽ có màu hồng.

Khi thiếu hồng cầu (thiếu máu) người bệnh sẽ có dấu hiệu da và niêm mạc không còn hồng, người bệnh cảm giác mệt mỏi, giảm khả năng lao động, độ tập trung kém…

 


Chỉ số HgB trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số HgB trong xét nghiệm máu là gì?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/chi-so-hgb-trong-xet-nghiem-mau-la-gi.html

Chỉ số HgB có ý nghĩa gì?

 

Chỉ số HgB xét nghiệm máu là một trong ba chỉ số dùng để chẩn đoán tình trạng thiếu máu, đó là: RBC - Red Blood Cell cho biết số lượng hồng cầu, HCT - Hematocrite cho biết dung tích hồng cầu và HGB - Hemoglobin cho biết lượng huyết sắc tố.

Nếu hai trong ba chỉ số trên thấp hơn so với bình thường thì được chẩn đoán là thiếu máu. Ngoài ra theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dựa vào chỉ số HgB có thể chẩn đoán thiếu máu nếu:
 

  • Nam: Chỉ số HgB < 13 g/dl (130 g/l);
  • Nữ: Chỉ số HgB < 12 g/dl (120 g/l);
  • Người lớn tuổi, phụ nữ đang mang thai, trẻ em: Chỉ số HgB < 11 g/dl (110 g/l).


Trên lâm sàng, chỉ số HgB dùng để đánh giá tình trạng bệnh nhân có cần truyền máu hay không:
 

  • Chỉ số HgB > 10g/dl: Bị thiếu máu nhẹ và không cần truyền máu;
  • Chỉ số HgB 8 - 10g/dl: Bị thiếu máu vừa và cân nhắc nhu cầu truyền máu;
  • Chỉ số HgB 6 - 8 g/dl: Bị thiếu máu nặng và cần truyền máu;
  • Chỉ số HgB < 6g/dl: Truyền máu cấp cứu.

Những điều cần lưu ý trước khi xét nghiệm máu


Không uống thuốc trước khi đi làm xét nghiệm máu: nếu bạn lỡ uống thuốc trước khi làm xét nghiệm hãy thông báo với bác sĩ để bác sĩ đưa ra hướng xử trí phù hợp vì không phải loại thuốc nào cũng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Bạn bắt buộc không được ăn bất kỳ thực phẩm nào đối với một số xét nghiệm yêu cầu phải nhịn ăn trong vòng 8 – 12 giờ để cho kết quả chính xác như xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm các bệnh lý về gan mật…

  • Tuy nhiên, các xét nghiệm khác như HIV, cường giáp,… người bệnh có thể không cần nhịn đói trước khi làm xét nghiệm.

Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá…

 

Tổng kết


Để phòng ngừa tình trạng thiếu máu, chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất. Ngoài ra, bạn nên khám sức khỏe và xét nghiệm máu định kỳ để tầm soát và giúp phát hiện sớm tình trạng thiếu máu, từ đó có cách điều trị hiệu quả.
 
 

Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!

Quay lại danh mục "Hỏi đáp là gì" Quay lại trang chủ




  • VietAds

    "VietAds gửi lời cảm ơn tới quý khách hàng đã luôn tin dùng dịch vụ quảng cáo trực tuyến hiệu quả suốt chặng đường 9 năm vừa qua! - Đăng nhập"

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TRỰC TUYẾN VIỆT ADS



Bài viết xem nhiều cùng chuyên mục
Bài viết mới nhất cùng chuyên mục