ASM là gì? Lộ trình thăng tiến của vị trí ASM

ASM là viết tắt của cụm từ Area Sales Manager – Giám đốc bán hàng khu vực. Vai trò của người quản lý bán hàng khu vực có liên quan trực tiếp tới các đối tác truyền thống của doanh nghiệp

  • Bài viết tạo bởi: | Lượt xem bài viết: 297,710 (View) | Ngày cập nhật nội dung gần nhất: 28-01-2024 12:39:15
  • Ðánh giá: 1 11 21 31 41 5(5 sao 8 đánh giá)

Định nghĩa ASM là gì?

ASM là viết tắt của cụm từ Area Sales Manager – Giám đốc bán hàng khu vực. Vai trò của người quản lý bán hàng khu vực có liên quan trực tiếp tới các đối tác truyền thống của doanh nghiệp; họ thường là người có ảnh hưởng lớn nhất đến doanh thu và năng suất bán hàng tại khu vực. Họ chính là những người giám sát chính kế hoạch thực thi của doanh nghiệp để mang tới lợi nhuận cao hơn cho công ty.

Giám đốc bán hàng khu vực chịu trách nhiệm đảm bảo các mục tiêu bán hàng được đáp ứng trong khu vực hoặc lãnh thổ bán hàng được chỉ định. ASM phát triển mối quan hệ chặt chẽ với tất cả các phòng ban để phát triển kinh doanh hữu cơ và tìm kiếm doanh nghiệp mới. Quản lý bán hàng khu vực là các chuyên gia hiểu về sản phẩm, khu vực thị trường, xu hướng, cơ hội và hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp trong khu vực.


ASM là gì? Lộ trình thăng tiến của vị trí ASM

ASM là gì? Lộ trình thăng tiến của vị trí ASM, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/asm-la-gi-nhung-y-nghia-cua-asm.html

Sự khác biệt lớn nhất giữa một người Giám đốc bán hàng khu vực (ASM) và Giám đốc bán hàng (Sales Manager) chính là trách nhiệm đối với một lãnh thổ bán hàng cụ thể như miền hay khu vực. Tuy nhiên, bất chấp sự khác biệt này, vai trò của các nhà quản lý bán hàng khu vực có thể được xây dựng xung quanh cùng 4 nguyên tắc chính, với một chút thay đổi xung quanh việc:

  • Đặt mục tiêu bán hàng cho khu vực.
  • Tìm kiếm khách hàng mới và không ngừng mở rộng kinh doanh.
  • Giám sát dữ liệu bán hàng và cập nhật xu hướng thị trường hiện tại và nhu cầu của khách hàng.
  • Theo dõi doanh số và lợi nhuận cho từng tài khoản doanh nghiệp
  • Chuẩn bị hồ sơ tài khoản cho tài khoản cho doanh nghiệp.
  • Nhận thức về KPI của công ty và kế hoạch kinh doanh.
  • Thuyết trình bán hàng cho khách hàng cho thấy sự thành công và uy tín của doanh nghiệp
  • Cung cấp thông tin giá cả cho quản lý và đưa ra khuyến nghị giá.
  • Thiết lập và duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp nếu thích hợp.
  • Tạo chiến lược bán hàng để giám đốc bán hàng phê duyệt.
  • Tuyển dụng và sa thải đại diện bán hàng

Lộ trình thăng tiến của vị trí ASM

  • Đúng vậy, khi bạn đã đạt được đến vị trí ASM – Area Sales Manager thì con đường đến đỉnh cao của sự nghiệp sẽ được rút ngắn lại cung đường cũng trở nên dễ đi hơn. Để nhìn rõ “cung đường” sự nghiệp Sales thì các bạn đừng bỏ lỡ những nội dung tiếp theo nhé!
  • Thực tế thị trường Việt Nam ta từ trước đến nay có 6 miền, sẽ là National Sales Manager (NSM) – Giám đốc kinh doanh toàn quốc, người có chức vụ cao nhất chịu trách nhiệm quản lý cũng như điều hành. Tiếp đến là mỗi miền cũng sẽ chịu sự quản lý dưới trướng của Regional Sales Manager (RSM) – Giám đốc vùng kinh doanh cai quản. Và vùng sẽ lại được chia ra làm 4 đến 6 khu vực nữa, lúc này sẽ có sự xuất hiện của các Area Sales Manager (ASM) – Giám đốc bán bán hàng khu vực.
  • Tóm lại, từ Area Sales Manager (ASM) >>> Regional Sales Manager (RSM) >>> National Sales Manager (NSM) và khoảng thời gian ngắn nhất từ chức vụ ASM lên Rsm và từ Rsm lên Nsm là 2 năm mỗi chức vụ. Trong khoảng thời gian đó bạn sẽ phải trau dồi kinh nghiệm, rèn luyện khả năng làm việc đáp ứng được những yêu cầu cũng như đòi hỏi của vị trí cao hơn thì mới có cơ hội được đảm nhận công việc.
  • Ngoài ra dưới mỗi ASM cũng có sự xuất hiện từ 4 đến 6 Sales Supervisor – Giám sát bán hàng và mỗi Sales Sup cũng thế, quản lý từ 4 đến 6 Sales man – Nhân viên bán hàng. Như vậy các bạn cũng đã thấy rõ được cung đường sự nghiệp rõ ràng của nghề này rồi đúng không? Ngoài việc đòi hỏi lâu năm trong nghề, am hiểu thị trường kinh doanh của khu vực thì cũng cần phải xây dựng, duy trì được mối quan hệ rộng rãi ở nhiều khu vực, tỉnh thành, vùng miền khác nhau.
  • Thật ra, Vị trí ASM là gì? Là thường xuyên phải công tác từ 12 ngày trở lên đến những khu vực khác, do vậy mà nhiều Salesman ở khu vực xa thường gọi các ASM là những chú chim bay không mỏi cánh, được thoải mái vùng vẫy bay nhảy bởi họ rất ít khi được gặp Area Sales Manager. Nhưng có lẽ họ chưa biết rằng để đứng vững và vươn lên vị trí đó các Area Sales Manager đã phải trải qua bao nhiều áp lực, khó khăn thế nào?


ASM là gì? Lộ trình thăng tiến của vị trí ASM

ASM là gì? Lộ trình thăng tiến của vị trí ASM, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/asm-la-gi-nhung-y-nghia-cua-asm.html

Mô tả công việc của chức vụ ASM

Sau khi tham khảo được những nội dung trên thì có lẽ các bạn cũng đã phần nào thấy được những trách nhiệm vô cùng nặng nề của vị trí này rồi, với vai trò là đại diện của Công ty với khách hàng, đối tác thì các Vị trí ASM sẽ là một chuyên gia thực thụ trong nghề Sales. Dưới đây sẽ là bản mô tả chi tiết, các bạn có thể tham khảo.

Xác định, xây dựng mục tiêu bộ phận

  • Có thể nói đây là nhiệm vụ chính nhất mà bất cứ một giám đốc bán hàng khu vực nào cũng cần phải thực hiện tốt, bởi nó giúp cho các NSM, RSM có thể đánh giá được khả năng làm việc của ASM.
  • Sau khi đã xác định và xây dựng rõ được mục tiêu thì các ASM sẽ đề ra những mục tiêu, chiến lược đó của Công ty đến từng thành viên thuộc đội ngũ bán hàng thuộc khu vực quản lý, ví dụ như: Nhà phân phối; Giám sát bán hàng; Nhân viên dịch vụ bán hàng…Và quản lý thực hiện kế hoạch hành động kinh doanh của những thành viên trong khu vực quản lý.
  • Trong quá trình triển khai kế hoạch mục tiêu thì ASM sẽ là người theo dõi, giám sát và đánh giá tiến trình, kết quả của việc thực hiện để so với những mục tiêu đã được đề ra trước đó tại thời điểm đó trong mỗi cuộc họp tuần/ tháng để cùng nhau đưa ra hướng xử lý, khắc phục trong trường hợp kết quả không như mục tiêu.


ASM là gì? Lộ trình thăng tiến của vị trí ASM

ASM là gì? Lộ trình thăng tiến của vị trí ASM, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/asm-la-gi-nhung-y-nghia-cua-asm.html

Theo dõi và phản hồi thông tin

  • Với trách nhiệm là cầu nối quan trọng giữa khách hàng và công ty nên ASM cũng sẽ phải đảm bảo được rằng việc truyền đạt thông tin luôn kịp thời. Sau khi có những công việc, chính sách hay quy định gì mới thì các Asm cũng sẽ phải hướng dẫn cụ thể đến đội ngũ bán hàng trong khu vực. Để đảm bảo bất cứ một thông tin nào cũng được tuyên truyền rõ ràng và phục vụ cho việc gắn kết với mục tiêu, chiến lược mà công ty đã đề ra.
  • Thực hiện công việc theo dõi, quản lý xem các nhà phân phối có thực hiện đúng quy định, chính sách như đã cam kết với Công ty không? Ngoài ra cũng giám sát đội ngũ Giám sát bán hàng, Nhân viên dịch vụ bán hàng, Nhân viên dịch vụ giao hàng, Nhân viên điều phối kinh doanh… thuộc khu vực quản lý. Để kịp thời xử lý những trường hợp không tuân thủ theo đúng quy định.
  • Luôn đưa ra những phản hồi/ công nhận và khen thưởng thành tích cho đội ngũ nhân viên thuộc khu vực quản lý.

Một số công việc khác

  • Xử lý vấn đề phát sinh trong khu vực quản lý từ khó khăn mà đội ngũ nhân viên mắc phải, phản hồi hay phàn nàn của khách hàng…
  • Theo dõi, đánh giá năng lực của đội ngũ thông qua quá trình làm việc để đề xuất khen thưởng công khai, rõ ràng và công bằng.
  • Chịu trách nhiệm theo dõi, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến giao hàng, kho hàng, trưng bày hàng hóa, quản lý trang thiết bị … trong khu vực quản lý.
  • Sau khi tham khảo những nhiệm vụ của vị trí ASM là gì? Thì các bạn có thấy rằng để đảm bảo hoàn thành tốt được vai trò Area Sales Manager cũng không phải là chuyện đơn giản đúng không? Ngoài ra để phục vụ tốt cho quá trình làm việc thì các ASM cũng nên dành nhiều thời gian để tham khảo tình hình kinh doanh của đối thủ và xu hướng của khách hàng để cải thiện chiến lược bán hàng của công ty.

Yếu tố gì mang lại thành công của vị trí Area Sales Manager?

Mỗi khi tôi bắt gặp ASM là tôi đều thấy trong họ toát ra được một khí chất mà không phải người thường có được, nó vừa có hào quang vừa có góc khuất và thật khó để nhìn rõ được những gì đang nằm trong góc khuất đó. Nhưng có lẽ, đó là những phần biểu tượng cho quãng thời gian vất cả để có thể đạt được vị trí này. Sau khi nhận được đôi lời chia sẻ về những yếu tố góp phần giúp họ thành công với vị trí này chính thì tôi tổng hợp được những nội dung sau:

Tố chất lãnh đạo

  • Tố chất, là yếu tố có thể vừa sinh ra đã có, nhưng có cái thì được hình thành từ sự rèn luyện. Đúng vậy, lãnh đạo tốt là một trong những tố chất mà chúng ta có thể rèn luyện được trong thời gian khá dài. Và là một người với vai trò là đại diện bán hàng cho công ty với khách hàng và quản lý biết bao nhiêu là nhân viên thì chắc chắn phải là một vị lãnh đạo mạnh mẽ, có tầm nhìn xa trông rộng, mang lại hiệu quả trong quá trình vận hành bộ máy bán hàng khu vực.
  • Và để “bổ túc” cho tố chất này thì ASM còn là những người giao tiếp tốt, không ngại đổi mới, truyền cảm hứng cho đội ngũ bán hàng để phát huy được tối đa năng suất của họ.

Khả năng phân tích, hiểu xu hướng của người mua

  • Có thể nói ASM là một trong những nghề cần đến sự nhạy bén cần phải dựa vào tình hình thực thực tế để phân tích, xây dựng kế hoạch cũng như chiến lược để kinh doanh hiệu quả. Và đặc biệt là những chiến lược đó phải đáp ứng được nhu cầu cũng như đòi hỏi của người mua. Bởi nghề bán hàng là phải tôn trọng nhu cầu, phản ứng của người tiêu dùng và không ngừng tìm hiểu nguyên nhân nếu người mua không ưng ý.


ASM là gì? Lộ trình thăng tiến của vị trí ASM

ASM là gì? Lộ trình thăng tiến của vị trí ASM, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/asm-la-gi-nhung-y-nghia-cua-asm.html

Xác định, tuyển dụng đại diện bán hàng tài năng

  • Nhiệm vụ chính của vị trí ASM là quản lý bán hàng, thì đội ngũ nhân viên bán hàng chính là yếu tố cốt lõi để mang lại hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy một giám đốc bán hàng khu vực cũng cần phải xác định được ứng viên phù hợp và sáng giá với từng vị trí để phân công chính xác, phù hợp. Hay nói một cách cụ thể thì Asm phải có cách tìm kiếm được những ứng viên tiềm năng để nâng cao được hiệu quả công việc. Và ASM làm việc càng chuyên sâu thì việc quản lý cũng như tuyển dụng nội bộ cũng là một trong những yếu tố mang lại thành công.

Lập kế hoạch và tổ chức khoa học

  • Như các bạn đã biết thì nhiệm vụ chính của vị trí ASM là sắp xếp, lên kế hoạch, chiến lược và tổ chức thực hiện vấn đề liên quan nên là người có tư duy khoa học và logic cũng sẽ là yếu tố giúp bạn làm việc được hiệu quả và dễ dàng hơn. Đồng thời cũng giúp cho các ASM thực hiện đúng và đạt được các mục tiêu đã đề ra trước đó.
  • Nếu bạn muốn trở thành một Area Sales Manager thì đừng từ bỏ ước mơ, mà hãy cố gắng theo đuổi nó bằng cả đam mê, bằng sự nhiệt huyết trong công việc. Bởi cánh cửa việc làm vô cùng rộng mở nếu bạn không ngừng cố gắng

Kết luận

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của blog VietAdsGroup.Vn, hy vọng những thông tin giải đáp ? Những ý nghĩa của ASM sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn đọc có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến định nghĩa ASM là gì? vui lòng để lại những bình luận bên dưới bài viết này. Blog VietAdsGroup.Vn luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ quý độc gi


Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!

Quay lại danh mục "Hỏi đáp là gì" Quay lại trang chủ




  • VietAds

    "VietAds gửi lời cảm ơn tới quý khách hàng đã luôn tin dùng dịch vụ quảng cáo trực tuyến hiệu quả suốt chặng đường 9 năm vừa qua! - FAQPage"

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TRỰC TUYẾN VIỆT ADS



Bài viết xem nhiều cùng chuyên mục
Bài viết mới nhất cùng chuyên mục