Hospitality là gì? Những ý nghĩa của Hospitality

Hospitality là một thuật ngữ phổ biến dùng để chỉ chung ngành dịch vụ khách hàng. Trong tiếng Anh, hospitality có nghĩa là lòng mến khách hay lòng hiếu khách, là sự tiếp đón, khoản đãi thân thiện và hào phóng dành cho những vị khách hoặc người lạ.

  • Bài viết tạo bởi: | Lượt xem bài viết: 545,308 (View) | Ngày cập nhật nội dung gần nhất: 28-01-2024 12:17:13
  • Ðánh giá: 1 11 21 31 41 5(3 sao 6 đánh giá)

Định nghĩa Hospitality là gì?

Hospitality là một thuật ngữ phổ biến dùng để chỉ chung ngành dịch vụ khách hàng. Trong tiếng Anh, hospitality có nghĩa là lòng mến khách hay lòng hiếu khách, là sự tiếp đón, khoản đãi thân thiện và hào phóng dành cho những vị khách hoặc người lạ.


Hospitality là gì? Những ý nghĩa của Hospitality

Hospitality là gì? Những ý nghĩa của Hospitality, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/hospitality-la-gi-nhung-y-nghia-cua-hospitality.html

Từ trước đến nay, mọi người thường nhầm lẫn hospitality là chỉ riêng ngành khách sạn – du lịch. Tuy nhiên, ngành hospitality rộng hơn nhiều với 3 mảng chính:

  • Ẩm thực (Food & Beverage): Nhà hàng, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, quán bar…
  • Dịch vụ lưu trú (Accomodation): Khách sạn, resort, nhà nghỉ, homestay…
  • Du lịch – lữ hành (Travel & Tourism): Các công ty lữ hành, hàng không, vận chuyển hành khách…

Tóm lại, ở đâu có bộ phận dịch vụ khách hàng thì ở đó cần có những nhân viên đã tốt nghiệp ngành hospitality.

Hospitality management là gì?

  • Hospitality Management là gì? Đây là một vị trí công việc mà rất nhiều người mơ ước. Đối với mỗi nhà hàng, khách sạn sẽ bao gồm nhiều những bộ phận khác nhau. Các bộ phận này đều cần có sự phối hợp một cách ăn ý nhất với nhau và dưới sự chỉ đạo của một người Quản lý để đem đến chất lượng phục vụ cao nhất. Vậy có thể coi Hospitality Management chính là ngành dạy để đào tạo ra các Quản lý đứng đầu này.
  • Ngành quản trị Nhà hàng & Khách sạn nghĩa là quản lý và tổ chức tổng thế các hoạt động của khách sạn sao cho hiệu quả và hợp lý. Người Quản lý này phải có kiến thức, sự am hiểu chi tiết về lĩnh vực Hospotalit. Từ đó mởi có khả năng đảm nhận các công việc cũng như điều hành và vận hành được các hoạt động của khách sạn, nhà hàng. Cụ thể có thể liệt kê ra các công việc sau: lập các bản báo cáo kết quả tài chính chi tiêu, các bản thu chi chi tiết, xây dựng hệ thống các quy tắc trong việc quản trị nhân sự, quản lý tỷ lệ phòng được đặt và phòng còn trống, quản lý việc nguồn mua và quá trình chế biến thực phẩm,…

Hospitality industry là gì?

  • Ở Việt Nam, là gì? Đây được hiểu là một ngành dịch vụ thuộc lĩnh vực hoạt động trong Khách sạn – Nhà hàng – Du lịch lữ hành (hospitality and tourism management). Đồng thời nó cũng được ví như ngành “công nghiệp không khói” hay “ngành công nghiệp đẻ trứng vàng” với nhiều loại hình hoạt động khác nhau: khách sạn, khu resort, nhà hàng, nhà nghỉ, homestay, bungalow, du thuyền, casino, chăm sóc spa, công ty du lịch lữ hành…
  • Nhiệm vụ chính và cũng là một nhiệm vụ quan trọng nhất của Hospitality Industry là hoạt động tổ chức thực hiện các công việc chào đón, tiếp đón khách, cung cấp các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu khách cần và tiễn khách về trong sự hài lòng, thoải mái với dịch vụ cao nhất.
  • Chính định hướng đưa du dịch phát triển trở thành một ngành kinh tế lớn và mũi nhọn. Nên Hospitality Industry sẽ nắm giữ vai trò then chốt ngay trong việc quảng bá hình ảnh của cả một quốc gia, từ đó thu hút ngày càng đông đảo lượng khách quốc tế từ khắp nơi trên thế giới đến với Việt Nam.

Vai trò của ngành hospitality hiện nay

  • Được ví von như ngành công nghiệp không khói trị giá hàng tỷ USD. Ở các nước phát triển, hospitality luôn chiếm giữ một tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành kinh tế. Thậm chí, ở một số quốc gia như: Thụy Sĩ, Singapore, đây còn là một ngành mũi nhọn.

Tiềm năng của chuyên ngành hospitality


Hospitality là gì? Những ý nghĩa của Hospitality

Hospitality là gì? Những ý nghĩa của Hospitality, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/hospitality-la-gi-nhung-y-nghia-cua-hospitality.html

Ngành hospitality ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, do đó, đòi hỏi một số lượng lớn nhân sự chất lượng cao. Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam cần thêm 25.000 nhân sự mới cho ngành hospitality. Ngoài ra, hầu hết các công ty hiện nay đều có bộ phận dịch vụ khách hàng. Do đó, cơ hội nghề nghiệp cho ngành học này rất rộng mở. Nếu bạn là một sinh viên đã tốt nghiệp ngành hospitality thì dưới đây là những ngành nghề liên quan mà bạn có thể lựa chọn:

  • Nhà hàng: Bạn có thể trở thành nhân viên trong các nhà hàng, các cơ sở ăn uống, từ các chuỗi nhà hàng Quốc tế sang trọng cho tới các nhà hàng địa phương, các chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh. Có vô số vị trí mà bạn có thể lựa chọn như: đầu bếp, phụ bếp, nhân viên pha chế, quản lý nhà hàng/quán bar…
  • Nhân viên khách sạn/resort: Từ các khách sạn, resort 5 sao cho tới các khách sạn, nhà nghỉ bình dân. Có nhiều vị trí mà bạn có thể ứng tuyển như: lễ tân, buồng phòng cho tới các vị trí quản lý cấp cao…
  • Các công ty du lịch – lữ hàng: Bạn có thể trở thành chuyên viên tư vấn du lịch tại các công ty lữ hành. Công việc của bạn là giúp khách hàng lập ra kế hoạch du lịch phù hợp với họ và biến kế hoạch đó thành thực tế. Hoặc bạn cũng có thể làm ở các vị trí khác như: thiết kế tour, bán tour, hướng dẫn viên du lịch…
  • Chuyên viên tổ chức sự kiện: Bạn có thể tham gia tổ chức nhiều loại hình sự kiện như: hội nghị, tiệc cưới, lễ hội âm nhạc, party…
  • Tiếp viên hàng không: Công việc của bạn là chăm lo cho sự an toàn và thoải mái của hành khách.
  • Spa và các thẩm mỹ viện: Trở thành chuyên viên trong các spa và thẩm mỹ viện. Nhiệm vụ của bạn là chăm sóc sức khỏe, làm đẹp cho khách hàng.
  • Nhân viên phục vụ trong các casino
  • Quản lý các câu lạc bộ thể thao và giải trí …

Lý do nên lựa chọn ngành hospitality

Ngoài tiềm năng của ngành hospitality như đã nói ở trên, dưới đây là 5 lý do mà bạn nên theo học ngành này:

  • #1. Giờ giấc linh hoạt: Bạn có thể làm hành chính hoặc làm theo ca. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, khi làm việc trong ngành hospitality, giờ giấc sinh hoạt, nghỉ ngơi của bạn có thể không chuẩn mực như người khác. Ví dụ, trong khi mọi người được nghỉ lễ, đổ xô đi du lịch thì bạn không được nghỉ, thậm chí phải làm việc với cường độ lớn hơn để phục vụ khách hàng vào mùa cao điểm. Và bạn chỉ có thời gian nghỉ phép khi mọi người đã quay trở lại làm việc.
  • #2. Mức độ đãi ngộ: Tùy thuộc vào từng công ty, từng vị trí cũng như năng lực của từng cá nhân nhưng hospitality luôn là một trong những ngành có mức độ đãi ngộ tốt nhất. Theo báo cáo của Hotel Careers (năm 2019), mức lương trung bình của một nhân sự trong ngành hospitality dao động từ 5 – 8 triệu đồng/tháng. Đối với cấp quản lý, giám sát, mức lương trung bình là 25 triệu đồng/tháng. Nếu được ra nước ngoài làm việc hoặc làm việc trong một khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài thì con số này có thể lên tới hàng trăm triệu đồng/tháng.
  • #3. Môi trường quốc tế: Do đặc thù của ngành hospitality là khách hàng có thể đến từ nhiều quốc gia khác nhau, nên bạn sẽ có cơ hội được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Có thể nói, làm việc trong ngành hospitality chính là một tấm vé thông hành quốc tế trên con đường sự nghiệp của bạn.
  • #4. Được thỏa sức sáng tạo: Làm việc trong ngành hospitality là bạn sẽ có cơ hội được thỏa sức sáng tạo với những công việc như marketing, thiết kế, tổ chức sự kiện… hoặc đơn giản như tìm kiếm giải pháp để giải quyết một vấn đề của khách hàng.
  • #5. Ý nghĩa nhân văn: Nếu bạn là một người thích giúp đỡ mọi người, muốn làm người khác vui vẻ, hạnh phúc thì ngành hospitality đích thị là dành cho bạn. Suy cho cùng, hospitality là phục vụ khách hàng, làm thỏa mãn nhu cầu, từ đó, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho họ.

Các kỹ năng cần có của người làm ngành hospitality là gì?

  1. Có kiến thức, nghiệp vụ: Để làm việc được trong bất kỳ ngành nghề nào, bạn cũng cần nắm vững kiến thức, nghiệp vụ trong ngành. Và ngành hospitality cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, để nắm vững được những kiến thức này, bạn không thể chỉ đọc sách mà còn cần thường xuyên thực hành. Do đó, việc đi thực tập trong thời gian học là một điều rất quan trọng.
  2. Kỹ năng giao tiếp: Công việc trong ngành hospitality đòi hỏi bạn thường xuyên phải giao tiếp với khách hàng. Do đó, kỹ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng. Hãy nhớ luôn mỉm cười khi nói chuyện với khách ngay cả khi bạn đang cảm thấy khó chịu như thế nào. Bên cạnh đó, kỹ năng lắng nghe cũng rất quan trọng. Trong nhiều trường hợp, tất cả những gì khách hàng cần là được ai đó lắng nghe.
  3. Ngoại ngữ: Với đặc thù công việc phải thường xuyên tiếp xúc với khách nước ngoài, nhân viên trong ngành hospitality bắt buộc phải thành thạo ngoại ngữ, ít nhất là kỹ năng giao tiếp. Có thể nói, trong ngành hospitality, ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc chứ không còn là một lợi thế. Tất nhiên, nếu bạn biết càng nhiều ngoại ngữ thì đó vẫn là một lợi thế.
  4. Thái độ thân thiện: Đây là yêu cầu đầu tiên và cũng là quan trọng nhất đối với một người làm trong ngành hospitality. Làm sao bạn có thể làm hài lòng khách hàng nếu như thái độ của bạn không thân thiện? Thực tế, thân thiện luôn là yếu tố được khách hàng đánh giá cao nhất trong ngành dịch vụ. Sự thân thiện được thể hiện qua ánh mắt, cử chỉ, nụ cười và cả trong suy nghĩ.

Học hospitality ở Việt Nam hay nước ngoài?

Ở Việt Nam hiện nay, có khá nhiều trường đào tạo về hospitality, với đa dạng các bậc học từ trung cấp, cao đẳng cho tới đại học. Có thể kể đến một số cái tên như: Đại học RMIT, Đại học Duy Tân, Đại học Kinh tế Quốc dân…

Ngoài ra, hiện tại, bạn còn có thêm một lựa chọn nữa là đi du học ngành hospitality. Vậy nên học hospitality ở Việt Nam hay nước ngoài?

So với việc học trong nước thì việc du học ngành hospitality sẽ có một số lợi thế hơn như:

  • Thứ nhất, được thực tập kỹ càng hơn. Nếu như ở Việt Nam, chủ yếu sinh viên chỉ được thực tập khoảng 3 tháng, trước đó có vài đợt kiến tập (nhưng chủ yếu là đóng tiền đi du lịch và chụp hình) thì khi đi du học, bạn sẽ được thực tập trong thời gian dài hơn rất nhiều, và sẽ yêu cầu bạn trở thành một nhân viên thực sự. Úc và Thụy Sĩ có chương trình thực tập bắt buộc kéo dài đến 18 tháng, Pháp là 16 tháng, Hà Lan là 12 tháng… Do đó, khi ra trường, sinh viên du học sẽ có nhiều kinh nghiệm thực tế hơn.
  • Thứ hai, có môi trường tốt hơn để giao tiếp ngoại ngữ. Sinh viên Việt Nam luôn bị đánh giá là thiếu kỹ năng ngoại ngữ và trải nghiệm quốc tế. Và cả 2 vấn đề này đều sẽ được cải thiện khi bạn đi du học.

Như vậy, có thể thấy, việc du học ngành hospitality vẫn là một lựa chọn tốt hơn. Tuy nhiên, câu trả lời vẫn phụ thuộc vào điều kiện của mỗi người.

Còn nếu bạn có nhu cầu đi du học ngành hospitality thì dưới đây là một số danh sách các trường đào tạo ngành hospitality uy tín tại một số quốc gia trên Thế giới:

Các trường đào tạo ngành hospitality uy tín tại Mỹ:

  • Cornell University
  • Pennsylvania State University
  • University of Nevada at Las Vegas
  • Virginia Tech
  • University of Houston
  • Washington State University
  • University of Central Florida
  • Michigan State University
  • Iowa State University
  • Fairleigh Dickinson University

Các trường đào tạo ngành hospitality uy tín tại Anh:

  • University of East London
  • Manchester Metropolitan University
  • University of South Wales
  • University of Glasgow
  • Nottingham Trent University
  • Robert Gordon University
  • Plymouth University
  • University of Exeter
  • University of Westminster
  • Loughborough University

Các trường đào tạo ngành hospitality uy tín tại Úc:

  • University of Queensland
  • Blue Mountains International Hotal Management School
  • Bond University
  • William Blue College of Hospitality Management
  • Edith Cowan University
  • La Trobe University
  • Victoria University
  • The Hotel School Sydney
  • Griffith University
  • Murdoch University

Các trường đào tạo ngành hospitality uy tín tại Thụy Sĩ:

  • The Swiss Hotel Management School (SHMS)
  • Swiss Institute for Management and Hospitality (SWISS IM&H)
  • Business & Hotel Management School (BHMS)
  • Hotel Institute Montreux (HIM)
  • Swiss School of Business and Technology (SSBT)
  • Hotel and Tourism Management Institute Switzerland (HTMI)

Các trường đào tạo ngành hospitality uy tín tại Hà Lan:

  • StendenUniversity
  • Wittenborg University of Applied Sciences
  • NHTV Breda University of Applied Sciences
  • Saxion University of Applied Sciences

Các trường đào tạo ngành hospitality uy tín tại Canada:

  • Royal Roads University
  • Centennial College
  • Capilano University
  • Fleming College

Các trường đào tạo ngành hospitality uy tín tại Singapore:

  • PSB Academy
  • Kaplan Higher Education Academy
  • ERC Institute
  • FTMSGlobal Academy

Kết luận

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của blog VietAdsGroup.Vn, hy vọng những thông tin giải đáp ? Những ý nghĩa của Hospitality sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn đọc có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến định nghĩa Hospitality là gì? vui lòng để lại những bình luận bên dưới bài viết này. Blog VietAdsGroup.Vn luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ quý độc giả​​​​​​​


Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!

Quay lại danh mục "Hỏi đáp là gì" Quay lại trang chủ




  • VietAds

    "VietAds gửi lời cảm ơn tới quý khách hàng đã luôn tin dùng dịch vụ quảng cáo trực tuyến hiệu quả suốt chặng đường 9 năm vừa qua! - Đăng nhập"

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TRỰC TUYẾN VIỆT ADS



Bài viết xem nhiều cùng chuyên mục
Bài viết mới nhất cùng chuyên mục