MSC là gì? Những ý nghĩa của MSC

Được sử dụng viết tắt trong nhiều lĩnh vực nhưng mỗi lĩnh vực MSC lại đảm nhận trách nhiệm đại diện cho một cụm từ đầy đủ với nghĩa khác nhau. Thực hiện nhiều vai trò không chung đụng liên quan đến bất kỳ lĩnh vực nào

  • Bài viết tạo bởi: | Lượt xem bài viết: 326,399 (View) | Ngày cập nhật nội dung gần nhất: 30-01-2024 06:01:59
  • Ðánh giá: 1 11 21 31 41 5(5 sao 6 đánh giá)

Định nghĩa MSC là gì?

Được sử dụng viết tắt trong nhiều lĩnh vực nhưng mỗi lĩnh vực MSC lại đảm nhận trách nhiệm đại diện cho một cụm từ đầy đủ với nghĩa khác nhau. Thực hiện nhiều vai trò không chung đụng liên quan đến bất kỳ lĩnh vực nào, ý nghĩa của MSC đa số là mang tính chuyên ngành bởi vậy mà trong từng ngữ cảnh MSC chỉ được hiểu duy nhất theo một nghĩa, không bị hiểu sai lệch. Đây có lẽ là một ưu thế khác biệt của MSC so với số lượng lớn các từ viết tắt khác.


MSC là gì? Những ý nghĩa của MSC

MSC là gì? Những ý nghĩa của MSC, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/msc-la-gi-nhung-y-nghia-cua-msc.html

Khi tìm hiểu về MSC, không những bạn được biết về ý nghĩa của từ này trong ngữ cảnh đang tiếp xúc mà còn được mở rộng kiến thức ra nhiều lĩnh vực mới khác mà có lẽ nếu không có MSC bạn sẽ không bao giờ được biết tới.

Qua tìm hiểu, VietAdsGroup.Vn xin cung cấp tới bạn một số ý nghĩa đầy đủ của MSC ở các lĩnh vực sau:

  • MSC (Marine Stewardship Council) – Hội đồng Quản lý Biển
  • MSC (Master of Science) – tự nhiên
  • MSC (Marginal social costs) – Chi phí xã hội cận biên
  • MSC (Mesh Screen Charge) – Một phụ phí cước biển

MSC còn mang nhiều ý nghĩa khác nữa không chỉ dừng lại ở một số nghĩa trên đây, tuy nhiên những nghĩa sau đó ít được đề cập bởi vậy VietAdsGroup.Vn chỉ nêu ý nghĩa của MSC tại một số lĩnh vực thường xuyên áp dụng mà mọi người hay gặp.

MSC – Hội đồng quản lý Biển

Giới thiệu Hội đồng quản lý Biển – MSC

  • Hội đồng Quản lý Biển tiếng anh là Marine Stewardship Council hay còn được viết tắt là MSC là một tổ chức quốc tế phi chính phủ được thành lập với quyền hạn toàn thế giới để vừa khuyến khích vừa quản lý hoạt động khai thác thủy sản và thực hiện đạo đức của ngư dân trên toàn thế giới thông qua các điều luật để ban hành nhiều giải pháp quy chế dài hạn trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu và mục tiêu cả về môi trường tự nhiên biển và dịch vụ thương mại.
  • MSC có tầm nhìn là các đại dương trên toàn thế giới luôn tràn ngập sự sống và các nguồn cung cấp hải sản được giữ gìn cho thế hệ này và các thế hệ mai sau. Cùng với sứ mệnh là bảo vệ sự lành mạnh của các đại dương trên thế giới thông qua việc công nhận và tuyên dương các hoạt động đánh bắt bền vững, tác động đến sự chọn lựa của người tiêu dùng hải sản và hợp tác cùng các đối tác để đưa thị trường hải sản trở thành một nền tảng vững chắc dựa vào chương trình chứng nhận thủy sản và nhãn sinh thái.

Tiêu chuẩn chuỗi hành trình sản phẩm MSC

  • Hội đồng quản lý Biển chịu trách nhiệm đặt ra các tiêu chuẩn đối với thủy sản bền vững và khả năng truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng được đặt luôn theo tên của hội đồng quản lý là “Tiêu chuẩn chuỗi hành trình sản phẩm MSC”.
  • Đơn vị khai thác sẽ được tiến hành hoạt động tại một ngư trường được đảm bảo an toàn dưới sự quản lý có trách nhiệm của Hội đồng quản lý Biển khi sử dụng nhãn hiệu của MSC. Nếu hoạt động đánh bắt cá trên biển cần phải được cơ quan chức năng cho phép thì tiêu chuẩn MSC như một tờ pháp lệnh lưu hành, bảo vệ quyền lợi được khai thác thủy sản an toàn, đảm bảo thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Để đảm bảo an ninh kinh tế trên biển không phải đơn vị nào cũng được chứng nhận MSC để lưu hành thực hiện hoạt động đánh bắt với nhiều hình thức.
  • MSC phải đặt ra tiêu chí được chứng nhận khi khai thác thủy sản phải đảm bảo các tiêu chí khoa học như không gây ra tình trạng khai thác bừa bãi làm suy giảm nguồn lợi thủy sản, phải đảm bảo điều kiện tái khôi phục nguồn lợi nếu có suy giảm
  • Khai thác có giới hạn theo từng thời điểm, không làm mất cấu trúc, phù hợp với năng lực sản xuất của đơn vị, duy trì chức năng và sự đa dạng hóa của hệ sinh thái. Vùng biển khai có thể thuộc một quốc gia, khu vực, địa phương,… nhất định, vì vậy hoạt động khai thác phải được giám sát sát sao, tuân thủ pháp luật và tiêu chuẩn của vùng lãnh thổ đó. Khai thác dựa trên khuân khổ chung, đảm bảo không làm thay đổi điều kiện tự nhiên tại mới khai thác, phải thật sự có trách nhiệm trong tiến trình hoạt động.
  • Mọi lợi ích của tiêu chuẩn đều hướng tới đơn vị khai thác và các tiêu chí để được chứng nhận tiêu chuẩn đều nhằm đảm bảo giữ vững an ninh biển, không làm biến đổi hệ sinh thái, duy trì môi trường biển tự nhiên, tránh trường hợp khai thác quá mức tài nguyên biển nhằm mục tiêu lợi nhuận cá nhân.

Thạc sĩ khoa học tự nhiên – MSC

  • Thạc sĩ là những người có trình độ chuyên ngành vững chắc, đây là bậc đánh giá trình độ học vấn của một người trên bậc cử nhân nhưng lại dưới cấp tiến sẽ được chứng nhận bởi các trường đại học khi hoàn tất chương trình học chứng tỏ đã nắm vững kiến thức bậc cao của một lĩnh vực nghiên cứu hoặc ngành nghề. Ở đây chúng ta nói tới thạc sĩ với chuyên ngành khoa học tự nhiên như sinh học, hóa học, kỹ thuật, y tế hay thống kê.
  • Học lên thạc sĩ có thể được xem là một lựa chọn đầu tư sáng giá cho nghề nghiệp tương lai. Nâng cao triển vọng nghề nghiệp trong một công ty tầm cỡ hoặc một vị trí cao đồng thời còn phát triển các kỹ năng cá nhân, hoàn thiện những yêu cầu để theo học lên tiến sĩ. Người theo học thạc sĩ khoa học tự nhiên thường phải làm một số nghiên cứu độc lập và trình bày phát hiện của mình dưới hình thức một luận văn để có thể tốt nghiệp. Lĩnh vực này nghiên cứu về các quy trình tự nhiên trên thế giới.
  • Để sở hữu trên tay tấm bằng thạc sĩ khoa học tự nhiên bạn có thể lựa chọn với rất nhiều chuyên ngành phù hợp với khả năng, sở thích để theo học. Nhưng đôi khi sự đa dạng quá cũng có thể khiến bạn choáng ngợp khi chưa có phương hướng cụ thể từ trước. Vì thế hãy nghiên cứu thật kỹ từng lĩnh vực để biết bản thân phù hợp điều gì và lĩnh vực nào mới là môi trường phát triển mạnh trong tương lai. Hãy đưa ra dự đoán sát thực nhất trước khi đăng ký theo học nhé!

MSC với nghĩa chi phí xã hội cận biên

  • Lại một ý nghĩa nữa của MSC được đề cập tới trong kinh tế học với tên gọi chi phí xã hội cận biên. Trong đó để thêm một đơn vị sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ thì phải bổ sung một khoản chi phí người ta gọi là chi phí cận biên. Người sản xuất sẽ đòi hỏi mức giá thành bán ra cho sản phẩm càng cao khi cho phí cận biên của sản phẩm càng cao. Bởi vậy mà ngoài cho phí sản xuất, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công,… để định giá sản phẩm chủ sản xuất còn phải tính toán dựa trên chi phí cận biên.
  • Còn chi phí xã hội cận biên được định nghĩa là tổng chi phí xã hội trả cho việc sản xuất một đơn vị bổ sung hoặc để thực hiện thêm hành động trong nền kinh tế. Tổng chi phí sản xuất một đơn vị bổ sung của một cái gì đó không chỉ đơn thuần là chi phí trực tiếp do nhà sản xuất chi trả mà còn bao gồm chi phí của các bên liên quan khác và toàn bộ môi trường.
  • Chi phí này được tính toán bởi các chuyên gia kinh tế khi nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội. Nếu chi phí xã hội cận biên vượt quá lợi ích cận biên cá nhân, người tạo ra sản phẩm sẽ sản xuất quá mức gây lãng phí nguồn tài nguyên mà lợi ích lại chỉ đem lại cho một phía. Còn khi chi phí xã hội cận biên ở tụt lùi so với lợi ích cận biên cá nhân, bên tạo ra sản phẩm có thể sản xuất một đợt rồi ngưng hẳn dẫn tới tình trạng cung nhỏ hơn cầu. Vì vậy các chuyên gia kinh tế đã phải rất đau đầu để nghiên cứu tính toán cân bằng giữa chi phí xã hội cận biên – MSC và lợi ích cận biên cá nhân – MB . Chi phí MSC được tính theo công thức:
  • MSC = MPC + MEC
  • Trong đó: MPC là chi phí tư nhân cận biên/ MEC là chi phí bên ngoài cận biên
  • Ngoài ra còn một nghĩa khác của MSC mà được áp dụng với giao thông đường biển là MSC (Mesh Screen Charge) – Một phụ phí cước biển. Một trong rất nhiều phụ cước khác được tính thêm vào cước lưu hành trên biên với mục đích là để bù đắp cho hãng tàu những chi phí phát sinh thêm hay doanh thu giảm đi do những nguyên nhân nào đo như giá nhiên liệu thay đổi, chiến tranh bùng phát,…Các phụ phí thường thay đổi và trong một số trường hợp, các thông báo phụ phí mới hãng tàu cung cấp cho người gửi hàng trong thời gian rất ngắn trước khi áp dụng.

Kết luận

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của blog VietAdsGroup.Vn, hy vọng những thông tin giải đáp ? Những ý nghĩa của MSC sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn đọc có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến định nghĩa MSC là gì? vui lòng để lại những bình luận bên dưới bài viết này. Blog VietAdsGroup.Vn luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ quý độc giả


Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!

Quay lại danh mục "Hỏi đáp là gì" Quay lại trang chủ




  • VietAds

    "VietAds gửi lời cảm ơn tới quý khách hàng đã luôn tin dùng dịch vụ quảng cáo trực tuyến hiệu quả suốt chặng đường 9 năm vừa qua! - Đăng nhập"

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TRỰC TUYẾN VIỆT ADS



Bài viết xem nhiều cùng chuyên mục
Bài viết mới nhất cùng chuyên mục