SWOT là gì? Vì sao chúng ta phải phân tích mô hình SWOT?

SWOT là thuật ngữ đại diện cho Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức).

  • Bài viết tạo bởi: | Lượt xem bài viết: 127,948 (View) | Ngày cập nhật nội dung gần nhất: 29-01-2024 10:49:50
  • Ðánh giá: 1 11 21 31 41 5(5 sao 7 đánh giá)

 

Định nghĩa SWOT 


SWOT là gì? - SWOT là thuật ngữ đại diện cho Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức).
 


Strengths và Weaknesses đại diện cho những yếu tố trong nội bộ của doanh nghiệp. Đây là hai yếu tố bạn có thể kiểm soát và thay đổi được. Thường các yếu tố này có liên quan tới hoạt động công ty, tài sản thuộc về doanh nghiệp, phát triển sản phẩm,…
 
Opportunities và Threats là các yếu tố bên ngoài, thường liên quan tới thị trường và mang tính vĩ mô. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội, nhưng cũng phải quan tâm và đề phòng tới những thách thức từ bên ngoài có thể sẽ ập tới.

  • Với những yếu tố này, doanh nghiệp thường không thể kiểm soát và thay đổi được, như các vấn đề về đối thủ cạnh tranh, giá nguyên vật liệu đầu vào, xu hướng mua sắm của khách hàng, và nhiều hơn nữa.
 
SWOT là gì? Vì sao chúng ta phải phân tích mô hình SWOT?

SWOT là gì? Vì sao chúng ta phải phân tích mô hình SWOT?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/swot-la-gi-tim-hieu-ve-mo-hinh-swot.html


 

Nguồn gốc hình thành mô hình SWOT


Qua nhiều năm, phương pháp phân tích mô hình SWOT đã được đón nhận và biết đến rộng rãi. Nguồn gốc của mô hình SWOT vẫn còn là một bí ẩn. Nhưng người ta cho rằng khái niệm này được hình thành bởi cố vấn quản lý người Mỹ Albert Humphrey.

  • Trong khi đang làm dự án nghiên cứu tại Đại học Stanford, khoảng thời gian 1960-1970, Albert Humphrey đã phát triển công cụ phân tích để đánh giá kế hoạch chiến lược.


Đồng thời công cụ này còn nhận thấy lý do tại sao kế hoạch của các doanh nghiệp lại gặp thất bại. Ông đặt tên cho kỹ thuật phân tích này là SOFT, trong đó:

  • S = Satisfactory, điểm hài lòng ở thời điểm hiện tại

  • O = Opportunities, cơ hội có thể khai thác trong tương lai

  • F = Faults, sai lầm ở thời điểm hiện tại

  • T = Threats, thách thức có thể gặp phải trong tương lai


Trong khi số đông đồng ý SOFT là tiền thân của SWOT. Nhưng một số khác lại tin rằng khái niệm SWOT được phát triển riêng lẻ và không liên quan đến SOFT.
 

Vì sao chúng ta phải phân tích mô hình SWOT?


Để tạo nên một bản phân tích mô hình SWOT thực sự hữu ích, thường các nhà sáng lập và lãnh đạo cấp cao trong một doanh nghiệp sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng chúng. Đây rõ ràng không phải là công việc có thể giao phó cho ai khác.
 
Nhưng đội khi, đội ngũ lãnh đạo cấp cao lại không tham gia trực tiếp trong nhiều hoạt động của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả cao nhất, chiến lược SWOT cần phải có sự góp sức của một nhóm các thành viên đại diện cho nhiều phòng ban và bộ phận khác nhau. Ai cũng nên có một ghế trong nhóm xây dựng bản phân tích chiến lược SWOT.
 
Những doanh nghiệp lớn còn đi xa hơn, khi họ thu thập những thông tin trực tiếp từ khách hàng để phân tích SWOT.

  • Bạn hoàn toàn có thể tham vấn ý kiến từ những người bạn, phòng kế toán, hoặc thậm chí từ đối tác cung ứng nguyên vật liệu và các đại lý cung ứng sản phẩm doanh nghiệp bạn nữa.

 
Những quan điểm khác nhau có thể giúp ích nhiều trong việc xây dựng và vạch chiến lược kinh doanh cụ thể.
 
Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng mô hình SWOT để đánh giá tình hình hiện tại, và để ra những chiến lược tiếp theo cho mình. Nhưng bạn nên nhớ, mọi bước đi của sự thay đổi cần phải thống nhất.

  • Nếu bạn muốn xem xét và đánh giá hiệu quả của chiến lược mới, bạn hoàn toàn có thể thực hiện một bản phân tích SWOT trong 6 – 12 tháng sau.

 
Với những doanh nghiệp nhỏ (tựa như các start-up), SWOT đóng vai trò như một bản kế hoạch vạch ra các bước trong việc hình thành và phát triển doanh nghiệp. Nó thực sự hữu ích trong việc xác định bước đi nào họ nên bước trong chặng đường gian nan sắp tới.


>>> Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục hỏi đáp ở đây!
 

Cách để xây dựng một bản phân tích SWOT hiệu quả


Việc đầu tiên bạn cần làm ở đây, đó là tập hợp nhóm người từ nhiều phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp để xây dựng mô hình SWOT.

  • Không nhất thiết phải dành cả ngày để brainstroming , chỉ cần một tới hai giờ là đủ cho công việc này rồi.

 
Việc tham vấn ý kiến của những người có kiến thức chuyên môn khác nhau sẽ giúp bản phân tích SWOT của bạn trở nên thực sự có giá trị.
 
Như đã nói ở trên, việc thực hiện SWOT không khác gì một cuộc họp brainstorming. Mọi người nên tự viết ra ý tưởng của mình trong giấy.

  • Điều này giúp hạn chế việc tất cả mọi người quá chú trọng tới một ý tưởng cụ thể nào đó, và đảm bảo ý kiến của tất cả đều được lắng nghe.

 
Sau 5 tới 10 lên ý tưởng cá nhân, tất cả dán giấy nhớ của mình lên tường và nhóm các ý tưởng đồng nhất với nhau.

  • Bạn nên cho phép mọi người được bổ sung ý tưởng mới trên nền tảng những ý tưởng cũ. Điều này giúp nảy sinh những quan điểm độc đáo với góc nhìn hoàn toàn mới.

 
Sau khi nhóm các ý tưởng lại với nhau, đã đến lúc xếp hạng chúng. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp phổ thông bỏ phiếu để xác định xem ý tưởng nào là quan trọng và cần thiết hơn cả. Tất nhiên, việc này có thể nảy sinh vài sự tranh luận nho nhỏ.


SWOT là gì? Vì sao chúng ta phải phân tích mô hình SWOT?

SWOT là gì? Vì sao chúng ta phải phân tích mô hình SWOT?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/swot-la-gi-tim-hieu-ve-mo-hinh-swot.html


 

Những câu hỏi cần thiết trong việc phân tích mô hình SWOT

Strengths – Điểm mạnh


Điểm mạnh của một doanh nghiệp thường là các yếu tố nội bộ có thể giúp doanh nghiệp phát triển và xây dựng lợi thế của mình trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Các yếu tố này doanh nghiệp có thể kiểm soát được.
 

  • Quy trình nào mà doanh nghiệp đang áp dụng có thể giúp họ trở nên thành công?

  • Những điểm mạnh nào về con người mà doanh nghiệp của bạn đang có, như kỹ năng chuyên môn, mối quan hệ, học thức, kỹ năng công việc, danh tiếng,…?

  • Những điểm mạnh về vật chất, tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu, như tệp khách hàng, cơ sở vật chất, tài chính, công nghệ, bằng sáng chế,…?

  • Doanh nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh gì so với các đối thủ trên thị trường?

  

Weaknesses – Điểm yếu


Điểm yếu chính là các yếu tố bất lợi mà doanh nghiệp của bạn đang có. Bạn cần phải tự khắc phục những điểm yếu này, nếu như muốn cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
 

  • Những điểm nào mà doanh nghiệp cần phải khắc phục để cạnh tranh tốt hơn?

  • Quy trình nào mà doanh nghiệp cần phải cải thiện?

  • Những tài sản nào mà doanh nghiệp cần phải bổ sung, như tiền bạc hay trang thiết bị máy móc?

  • Tồn tại những khoảng trống nào cần phải được lấp đầy về con người đang làm việc trong doanh nghiệp của bạn?

  • Liệu địa điểm / trụ sở mà doanh nghiệp của bạn đang hoạt động có phù hợp cho sự phát triển sau này?

Opportunities – Cơ hội


Cơ hội chính là những yếu tố môi trường bên ngoài có thể giúp ích nhiều cho sự thành công của doanh nghiệp của bạn về sau này.
 

  • Liệu thị trường trọng tâm của doanh nghiệp của bạn đang phát triển. Có xu hướng nào đang tồn tại để khách hàng tiêu thụ sản phẩm bạn đang cung cấp trong tương lai?

  • Có sự kiện nào tới đây mà doanh nghiệp của bạn có thể nắm bắt để phát triển hay không?

  • Có sự thay đổi nào có thể tác động tích cực tới doanh nghiệp của bạn?

  • Khi phát triển, khách hàng liệu có đánh giá cao về doanh nghiệp của bạn?

Threats – Thách thức


Thách thức là những yếu tố bên ngoài có thể tác động xấu tới hoạt động của doanh nghiệp bạn. Thường những yếu tố này bạn không thể kiểm soát được, bạn chỉ có thể dự đoán và đề ra những sách lược để đối phó với chúng.
 

  • Bạn có phải đối phó với những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng sau này?

  • Liệu nhà cung ứng sẽ cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp theo mức giá hợp lý mà bạn có thể chấp nhận được?

  • Sự phát triển của công nghệ có ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp bạn?

  • Sự thay đổi về hành vi tiêu dùng của khách hàng có là mối bận tâm tới hoạt động của doanh nghiệp?

  • Xu thế của thị trường sau này có là thách thức cho doanh nghiệp trong tương lai?

Ví dụ trực quan về phân tích mô hình SWOT

 
Phân tích mô hình SWOT của Vinamilk
 

Điểm mạnh (S) trong phân tích mô hình SWOT của Vinamilk

  • Chiếm một thị phần khá lớn(75 %) cùng với thương hiệu mạnh.

  • Mạng lưới phân phối vô cùng rộng xuyên suốt 64 tỉnh thành tại Việt Nam.

  • Có một dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại.

  • Sản phẩm đa dạng, giá cả lại cạnh tranh, phân khúc thị trường tốt.

  • Giữ các mối quan hệ bền vững với các đối tác.

  • Ban lãnh đạo có kỹ năng và năng lực quản lý tốt.

  • Có một danh mục sản phẩm đa dạng, phong phú với gần 150 chủng loại sản phẩm khác nhau.

  • Vinamilk có cho mình một đội ngũ tiếp thị và nghiên cứu sản phẩm dày dặn kinh nghiệm.
     

Điểm yếu (W) trong phân tích mô hình SWOT của Vinamilk

  • Vinamilk tuy có mạng lưới phân phối rộng thế nhưng vẫn còn tập trung sản phẩm vào trong thị trường trong nước.

  • Các hoạt động chiến lược marketing của Vinamilk chủ yếu chỉ tập trung nhiều vào thị trường ở miền Nam.
     

Cơ hội (O) trong phân tích mô hình SWOT của Vinamilk

  • Vinamilk sở hữu nguồn cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định. Ngoài ra Vinamilk cũng chủ động đầu tư và xây dựng các nguồn nguyên liệu phục vụ các nhu cầu của doanh nghiệp.

  • Các chính sách ưu đãi của chính phủ với ngành sữa trong đó chính phủ đã phê duyệt 2000 tỷ cho tất các dự án đầu tư và phát triển ngành sữa cho đến tận năm 2020.

  • Gia nhập WTO sẽ giúp Vinamilk mở rộng thị trường kinh doanh và có thêm nhiều kinh nghiệm để học hỏi.
     

Thách thức (T) trong phân tích mô hình SWOT của Vinamilk

  • Nền kinh tế ở Việt Nam vẫn chưa thật sự ổn định vẫn còn sự hiện diện của các khủng hoảng kinh tế và lạm phát,…

  • Gia nhập WTO sẽ xuất hiện nhiều thêm các đối thủ cạnh tranh.

  • Phát triển trong bối cảnh tình hình chính trị trên thế giới vẫn còn nhiều bất ổn.

Kết luận

  Trên đây là một số thông tin về chủ đề SWOT là gì? VietAds hy vọng những chia sẻ bên này có thể giúp ích nhiều cho bạn trong việc xây dựng một bản phân tích SWOT hợp lý, giúp thiết lập và phát triển các chiến lược lâu dài sau này cho doanh nghiệp.  


Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!

Quay lại danh mục "Hỏi đáp là gì" Quay lại trang chủ




  • VietAds

    "VietAds gửi lời cảm ơn tới quý khách hàng đã luôn tin dùng dịch vụ quảng cáo trực tuyến hiệu quả suốt chặng đường 9 năm vừa qua! - FAQPage"

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TRỰC TUYẾN VIỆT ADS



Bài viết xem nhiều cùng chuyên mục
Bài viết mới nhất cùng chuyên mục