Tết trung thu là gì? Tết trung thu tại Việt Nam sẽ như thế nào?

Vào ngày tết trung thu,người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích.

  • Bài viết tạo bởi: | Lượt xem bài viết: 313,600 (View) | Ngày cập nhật nội dung gần nhất: 29-01-2024 14:37:13
  • Ðánh giá: 1 11 21 31 41 5(4 sao 7 đánh giá)

Tết trung thu là gì?


"Tết Trung Thu" (chữ Nôm: 節中秋. Trung: 中秋节 (Trung thu tiết)/ Zhōngqiū jié) theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em (Tết Thiếu nhi), còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết Đoàn Viên.


Tết trung thu là gì? Tết trung thu tại Việt Nam sẽ như thế nào?

Tết trung thu là gì? Tết trung thu tại Việt Nam sẽ như thế nào?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/tet-trung-thu-la-gitim-hieu-ve-tet-trung-thu-la-gi.html



Hình 1: Tết Trung Thu Là Gì?


Trẻ em rất mong đợi được đón tết trung thu vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước, rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết trung thu này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích.

Nguồn gốc của tết trung thu?


Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.

Theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam.

Hoạt động chính của tết trung thu?


Theo truyền thống, Trung thuTết đoàn viên, đó là khoảng thời gian đại gia đình ngồi quây quần bên nhau, cùng thưởng thức tách trà xanh ấm áp với miếng bánh trung thu ngọt ngào và cũng là dịp để bày tỏ và thắt chặt mối quan hệ thâm giao. Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao.

Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà. Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân và treo đèn kéo quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình".


Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, những người lớn bày cỗ cho trẻ em để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa.

Tại Triều Tiên và Hàn Quốc, ngày này là lễ tạ ơn (Chuseok), ngày mà người nông dân làm lễ tạ ơn tổ tiên vì đã cho một mùa màng bội thu, và là ngày tết lớn thứ hai trong năm. Ngắm Trăng rằm Tại Đài Loan, ngày Tết Trung Thu là ngày nghỉ lễ chính thức cho cả nước và những buổi nướng thịt ngoài trời đã trở thành dịp để thắt chặt tình cảm giữa gia đình và đồng nghiệp trong công ty.


Đến năm 2011, thành phố Đài Bắc chỉ định 11 công viên ven sông để làm nơi nướng thịt ngoài trời cho công chúng. Tại Hồng Kông và Macau, ngày tiếp sau rằm tháng 8 là ngày nghỉ lễ chính thức, bởi vì có rất nhiều sự kiện lễ hội được tổ chức vào đêm trước. Những năm gần đây, bảo vệ môi trường đã trở thành một mối quan tâm của công chúng, nhiều nhà sản xuất bánh trung thu tại Hồng Kông đã áp dụng việc giảm vật liệu đóng gói để giới hạn rác thải. Các nhà sản xuất bánh trung thu cũng tạo ra các loại mới của bánh trung thu, chẳng hạn như bánh trung thu kembánh trung thu da tuyết.


Tết trung thu là gì? Tết trung thu tại Việt Nam sẽ như thế nào?

Tết trung thu là gì? Tết trung thu tại Việt Nam sẽ như thế nào?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/tet-trung-thu-la-gitim-hieu-ve-tet-trung-thu-la-gi.html



Hình 2: Hoạt động chính của tết trung thu?
 

Ngắm trăng trung thu


Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị. Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám. Tỏ trăng Mười Bốn được tằm, đục trăng hôm Rằm thì được lúa chiêm.

Tết trung thu tại Việt Nam


Làm đồ chơi Trung Thu: Mặt nạ, đèn ông sư, đèn ông sao và đầu sư tử là các loại đồ chơi phổ biến nhất trong dịp lễ tết Trung thu. Trước đây ở miền Bắc, khi còn trong thời kỳ bao cấp (1976 - 1986), các đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết Trung thu rất hiếm, phần lớn các gia đình thường tự làm lấy đồ chơi như trống bỏi, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he, chong chóng cho trẻ em trong gia đình.

Ngoài ra còn có các mô hình tàu thủy đồ chơi. Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, với các hình phổ biến về các nhân vật trẻ em yêu thích bấy giờ như: đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Bạch Cốt Tinh. Ngày nay, phần lớn đồ chơi ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc, các loại mặt nạ được làm bằng nhựa mỏng, không đẹp bằng mặt nạ thời trước.

Múa lân: Múa lân trong Tết Trung Thu Múa lân (ở miền Bắc thường gọi là múa sư tử mặc dù sư tử thì không có sừng) thường được tổ chức vào trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất là hai đêm 15 và 16.


Tết trung thu là gì? Tết trung thu tại Việt Nam sẽ như thế nào?

Tết trung thu là gì? Tết trung thu tại Việt Nam sẽ như thế nào?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/tet-trung-thu-la-gitim-hieu-ve-tet-trung-thu-la-gi.html



Hình 3: Tết trung thu tại Việt Nam
 


Bày cỗ: Các em nhỏ ở Hà Nội đang bày cỗ trông trăng Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con béo múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến.

Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp tết trung thu là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai và bưởi là thứ quả không thể thiếu được.

Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên Mặt Trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.

Các loại bánh trung thu: Bánh nướng ngày tết Trung thu Bánh nướng hình con heo (lợn) Bài chi tiết: Bánh trung thu Từ truyền thống đến hiện đại, bánh trung thu ngày càng đa dạng khi các nhà sản xuất sáng tạo trong sử dụng các nguyên liệu và thực phẩm khác nhau đưa vào nhân bánh; dập khuôn kiểu dáng bánh thành nhiều hình thù sinh động; đóng gói với bao bì mẫu mã đẹp mắt. Tuy nhiên, dựa theo công thức làm vỏ bánh thì chỉ có hai loại bánh trung thu là bánh nướng và bánh dẻo.

Rước đèn: Tại một số vùng nông thôn, những nơi mà quan hệ hàng xóm láng giềng vẫn còn được bảo tồn và trân trọng, người ta thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm trung thu. Lễ hội rước đèn có thể được phát động bởi chính quyền địa phương hoặc những nhóm thanh niên trong làng xóm.

Họ phân công nhau làm những lồng đèn ông sao thật lớn hoặc những lồng đèn thật đẹp để thi thố với nhau trong lễ rước đèn. Tại Phan Thiết (Bình Thuận), người ta tổ chức rước đèn quy mô lớn với hàng ngàn học sinh tiểu học và trung học cơ sở đi khắp các đường phố, lễ hội này được xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam.

Đây là lễ hội rước đèn trung thu truyền thống có từ hàng trăm năm nay, và quy mô của lễ hội tại Phan Thiết mỗi năm một hoành tráng và to lớn hơn, tuy nhiên cũng có tính cách "thương mại" hơn. Tại Tuyên Quang cũng có lễ hội rước đèn lớn, huy động hoàn toàn từ sự sáng tạo của người dân, từng làng từng xóm và chưa bị thương mại hóa.

Kết Luận:Trẻ em rất mong đợi được đón tết trung thu vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết trung thu này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích.


Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!

Quay lại danh mục "Hỏi đáp là gì" Quay lại trang chủ




  • VietAds

    "VietAds gửi lời cảm ơn tới quý khách hàng đã luôn tin dùng dịch vụ quảng cáo trực tuyến hiệu quả suốt chặng đường 9 năm vừa qua! - FAQPage"

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TRỰC TUYẾN VIỆT ADS



Bài viết xem nhiều cùng chuyên mục
Bài viết mới nhất cùng chuyên mục