Nam Cực là gì?
"Nam Cực" hay "
Cực Nam Địa lý" là
"điểm có vĩ độ bằng -90 độ trên Trái Đất." Nam Cực là điểm
cực nam trên bề mặt Trái Đất và nằm ở phía đối diện với Bắc Cực.
Đặc điểm địa lý Nam cực là gì?
Không có điểm nào trên Trái Đất nằm ở phía Nam của
Nam Cực và không có quốc gia thuộc
Nam Cực.
Nam cực là điểm giao nhau giữa trục tự quay và bề mặt phía nam của Trái Đất.
Nam cực khác với cực từ nam (là điểm mà mọi đầu nam của kim nam châm trong la bàn đặt nơi khác đều hướng về và tại cực từ thì kim la bàn hướng theo phương vuông góc với mặt đất, có tọa độ là 64°31′48″N 137°51′36″Đ) do sự lệch nhau giữa trục quay và trục từ của Trái Đất.
Nam cực được xác định tại điểm có độ cao 2800m so với mực nước biển trung bình, tại điểm đặt
Trạm Nam Cực Amundsen-Scott của Hoa Kỳ, được thành lập năm 1956 và luôn có người đồn trú từ đó đến nay.. Cho hầu hết các mục đích,
Cực Nam Địa lý được xác định là điểm phía nam của hai điểm nơi trục quay của Trái Đất giao với bề mặt của nó (điểm kia là Cực Bắc Địa lý).
Tuy nhiên, trục quay của Trái Đất thực tế có hiện tượng 'lắc' khá nhỏ, vì thế định nghĩa này không đủ cho những công việc đòi hỏi sự chính xác cao, xem Cực Bắc Địa lý để biết thêm thông tin. Các toạ độ địa lý của
Nam cực thường được coi đơn giản là 90°Nam, bởi kinh độ của nó không được xác định về địa lý và không thích hợp.
Khi cần có một kinh độ, nó có thể được coi là 0°Tây. Ở
Nam Cực mọi hướng đều là hướng bắc. Vì lý do này, các hướng tại
Nam Cực đều "chỉ bắc", hướng về hướng bắc dọc theo đường kinh tuyến gốc.
Cực Nam Địa lý nằm trên lục địa
Châu Nam Cực (dù nó không phải là trường hợp luôn xảy ra trong toàn bộ Lịch sử Trái Đất bởi sự trôi dạt lục địa). Nó ở trên một cao nguyên không có đặc điểm, nhiều gió, băng ở độ cao 2,835 mét (9,306 ft), khoảng 1,300 km (800 dặm) từ biển gần nhất ở McMurdo Sound.
Băng ước tính dày khoảng 2,700 mét (9,000 ft) tại Cực, vì thế mặt đất dưới lớp băng thực tế ở gần mực nước biển. Lớp băng cực đang di chuyển với tốc độ gần 10 mét mỗi năm theo hướng giữa 37° và 40° tây chỉ bắc, xuống Biển Weddell. Vì thế, vị trí của trạm và các thiết bị nhân tạo so với cực địa lý dần thay đổi theo thời gian.
Cực Nam Địa lý được đánh dấu bởi một bảng hiệu nhỏ và được đóng vào băng, nó được chỉnh lại vị trí mỗi năm vào Năm mới để bù trừ sự di chuyển của băng. Trên bảng có ghi ngày Roald Amundsen và Robert F. Scott đến
Nam Cực tiếp sau là một đoạn trích dẫn ngắn của mỗi người và có cao độ 2,835 m (9,301 ft).
Nam Cực nghi lễ
Nam Cực nghi lễ là một khu vực được thiết lập cho việc chụp ảnh tại
Trạm Nam Cực.
Nam Cực ở gần
Cực Nam Địa lý, và gồm một khối cầu kim loại đặt trên một bệ, được bao quanh bởi các lá cờ của các quốc gia ký
Hiệp ước Nam Cực.
Cực không thể tiếp cận
Một cái gọi là
"Nam Cực" khác là
Nam Cực không thể tiếp cận, địa điểm trên
Châu Nam Cực nằm xa nhất khỏi đại dương, và vì thế khó tiếp cận hơn
Cực Nam Địa lý. Vị trí này nằm cách xấp xỉ 878 km từ
Nam Cực thật.
Trong suốt mùa đông Nam Bán Cầu,
Nam Cực không nhận được bất cứ ánh sáng mặt trời nào trong 6 tháng. Vào mùa hè, mặt trời luôn nằm ở đường chân trời.
Phần lớn ánh mặt trời chiếu xuống bề mặt bị phản chiếu trở lại bởi bề mặt băng trắng xóa. Việc nhận được ít năng lượng từ mặt trời cộng với độ cao địa hình (
Nam Cực là lục địa cao nhất thế giới với 2,800m trên mực nước biển) làm cho
Nam Cực có khí hậu lạnh nhất trên địa cầu ).
Nhiệt độ Nam Cực thấp hơn nhiều so với Bắc Cực chủ yếu do
Nam Cực nằm trên lục địa có độ cao cao hơn nhiều so với mực nước biển trong khi Bắc Cực nằm giữa đại dương, những đại dương này hoạt động như một túi đựng nhiệt.
Giữa mùa hè khi mặt trời chiếc thẳng góc tại Chí Tuyến Nam,
nhiệt độ Nam Cực trung bình đạt −25 °C (−12 °F). Vào mùa đông, khi mặt trời di chuyển xuống Bắc Bán Cầu,
khí hậu Nam Cực trở nên lạnh lẽo với nhiệt độ khoảng −65 °C (−85 °F).
Nhiệt độ cao nhất đã từng được ghi nhận tại Trạm Amundsen-Scott South Pole là −13.6 °C (7.5 °F) vào ngày 27 tháng 12 năm 1978 và thấp nhất là −82.8 °C (−117.0 °F) vào ngày 23 tháng 5 năm 1982 . Tuy nhiên, nhiệt độ thấp kỷ lục được ghi nhận tại trạm Vostok với −89,2 °C (−128,6 °F) vào ngày 21 tháng 7 năm 1983.
Nam Cực có khí hậu sa mạc, gần như không bao giờ có giáng thủy tại lục địa này. Độ ẩm tương đối trong không khí gần như bằng 0%. Tuy nhiên gió với tốc độ lớn đã gây ra những trận bão tuyết và lượng tuyết tích tụ hằng năm đạt khoảng 20 cm .
Các Trạm nghiên cứu ở đây với mái vòm như được thấy trong các hình chụp bị phủ lấp từng phần bởi tuyết và lối vào phải thường xuyên được dọn tuyết. Những công trình xây dựng gần đây được dựng trên những hàng cột cao để khắc chế những trở lực này của thiên nhiên.
Thời gian ở Nam cực là gì?
Ở hầu hết mọi nơi trên Trái Đất, giờ địa phương ít nhiều đồng bộ với vị trí của Mặt trời trên bầu trời. Điều này không diễn ra ở
Nam Cực, vốn có 'ngày' kéo dài trọn cả năm. Một cách khác để xem giờ là chú ý rằng mọi múi giờ đều đồng quy tại cực.
Không có lý do ưu tiên để đặt
Nam Cực tại bất kỳ một múi giờ riêng biệt nào, nhưng vì lý do thuận tiện trong thực tế,
Trạm Nam Cực Amundsen-Scott sử dụng giờ New Zealand. Điều này bởi Hoa Kỳ thực hiện các chuyến bay tiếp tế ("Chiến dịch Deep Freeze") từ Christchurch, New Zealand.
Hệ động thực vật là gì?
Vì khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, không có các loài thực vật hay động vật sống thường xuyên tại
Nam Cực. Dù thế, thỉnh thoảng vẫn có những chú chim cướp biển xuất hiện ở đó. Năm 2000 có báo cáo rằng đã phát hiện các vi khuẩn sống trong
băng Nam Cực, dù các nhà khoa học nghĩ chúng có lẽ không tiến hoá ở
Nam Cực.
Kết Luận: "Nam Cực" hay "
Cực Nam Địa lý" là
"điểm có vĩ độ bằng -90 độ trên Trái Đất." Nam Cực là điểm
cực nam trên bề mặt Trái Đất và nằm ở phía đối diện với Bắc Cực.
Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!
Quay lại danh mục "Hỏi đáp là gì"
Quay lại trang chủ