Apec là gì?
Apec là diễn đàn hợp tác kinh tế châu á, Thái Bình Dương ra đời cách đây gần 3 thập kỷ và có 21 thành viên. Chiếm khoảng 52% diện tích lãnh thổ, 59% dân số, và đặc biệt đóng góp 57% GDP toàn cầu và hơn 50% thương mại thế giới.
Quá trình hình thành và phát triển Apec
Apec là gì và quá trình hình thành và phát triển của tổ chức này như nào? Apec được thành lập vào ngày 11/1989 theo ý kiến của Autralia. Ban đầu gồm 12 thành viên thuộc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương sáng lập tại Hội nghị Bộ Trưởng Ngoại giao và kinh tế tổ chức tại Can-Bê-ra.
- Ban đầu gồm có 12 thành viên bao gồm: Mỹ, Nhật, Ôt-xtrây-lia, Niu Di-lân, Ca-na-đa, Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Xinh-ga-po, Bru-nây, In-đô-nê-xia và Ma-lai-xia.
- Năm 1991, kết nạp thêm Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan.
- Năm 1993, thêm 3 nước đó là Pa- Pua,Ghi -nê, Mê-hi-cô.
- Đến năm 1998 thêm Nga, Việt Nam và Pê-ru.Tính đến thời điểm hiện tại, Apec gồm có 21 thành viên, chiếm khoảng 52% diện tích lãnh thổ thế giới.
Hằng năm, các nước trong tổ chức Apec đóng góp 57% GDP toàn cầu và 50% thương mại quốc tế. Qua đó thấy được sự phát triển kinh tế của các nước tổ chức Apec.
Mục tiêu của Apec là xây dựng lên một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nước. Qua đó, thúc đẩy nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực ngày càng phát triển hơn và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Mục tiêu hoạt động của Apec
- Duy trì và tăng trưởng kinh tế, vì lợi ích chung của nhân dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế thế giới.
- Đẩy mạnh giao lưu hàng hóa, dịch vụ và công nghệ giữa các quốc gia trong khu vực. Đồng thời sẽ phát triển tác động tích cực của sự phát triển kinh tế.
- Xây dựng và tăng cường thương mại đa bên.
- Giảm dần các hàng rào thuế quan đối với các nước trong khu vực, tạo điều kiện trong việc xuất khẩu hàng hóa. Từ đó, cơ sở các nước phát triển kinh tế.
Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia Apec
Cơ hội đối với Việt Nam
Sau khi tìm hiểu Apec là gì thì chúng ta cần tìm hiểu về những thuận lơi, những cơ hội cũng như một số khó khăn và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức này. Có thể nói, tham gia vào Apec, là cơ hội và là bước ngoặt lớn của Việt Nam trong việc phát triển kinh tế. Tạo điều kiện để học hỏi và giao lưu với nền kinh tế trên thế giới
- Nâng cao vị thế vững chắc trên trường quốc tế, có tiếng nói trong định hướng phát triển kinh tế chung của đất nước
- Có điều kiện khai thác nhiều tiềm năng thông qua hợp tác với nhiều đối tác để mở rộng và ổn định thị trường.Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp cận chuyển giao khoa học kỹ thuật phát triển.
- Có điều kiện nâng cao và cải cách cơ cấu kinh tế, xóa bỏ cơ chế bao cấp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Đẩy mạnh nền kinh tế nhiều thành phần.
- Có điều kiện quan hệ đối ngoại, góp phần tích cực vào duy trì và ổn định an ninh quốc gia.
Thách thức đối với Việt Nam
Bên cạnh những cơ hội đó, Việt Nam gặp không ít những thách thức.
- Trình độ phát triển kinh tế còn thấp, năng lực cạnh tranh còn yếu kém,
- Còn nhiều tồn tại trong cơ cấu sản xuất, phân bổ nguồn lực kinh tế.
- Đội ngũ nhân lực trẻ nhưng trình độ thấp, hạn chế về kỹ năng chuyên môn và ngoại ngữ.
- Cạnh tranh gay gắt thu hút vốn đầu tư nước ngoài, gây lên tình trạng khủng hoảng.
Kết luận
Qua bài viết ta hiểu được Apec là gì? Quá trình hình thành và sự phát triển của Apec – một tổ chức kinh tế lớn trên thế giới. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết Apec là gì. Hãy cùng VietAdsGroup.Vn tìm hiểu thông tin hữu ích trong bài viết tiếp theo nhé!
Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!
Quay lại danh mục "Hỏi đáp là gì"
Quay lại trang chủ
Apec là gì? Sự hình thành và Mục tiêu hoạt động của Apec như nào vốn là những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Với sự phát triển kinh tế cùng với việc mở rộng và hợp tác với các cường quốc, sự ra đời của Apec là một điều tất yếu. Cùng VietAdsGroup.Vn tìm hiểu cụ thể Apec là gì cũng như các vấn đề xoay quanh tổ chức này trong bài viết dưới đây nhé!
Bài viết tạo bởi: VietAds | Ngày cập nhật: 2024-09-04 15:54:07 | Đăng nhập(856) - No Audio