B2C là gì? Sự khác nhau giữa mô hình B2B và B2C là gì?

B2C là thuật ngữ mô tả giao dịch giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng hay còn gọi là . Đây là quá trình bán sản phẩm và dịch vụ trực tiếp giữa những người tiêu dùng là người cuối cùng mua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

  • Bài viết tạo bởi: | Lượt xem bài viết: 596,116 (View) | Ngày cập nhật nội dung gần nhất: 24-01-2024 00:10:56
  • Ðánh giá: 1 11 21 31 41 5(3 sao 14 đánh giá)

Định nghĩa B2C là gì?

  • B2C là viết tắt của cụm từ Business To Consumer trong tiếng Anh.
  • B2C là thuật ngữ mô tả giao dịch giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng hay còn gọi là . Đây là quá trình bán sản phẩm và dịch vụ trực tiếp giữa những người tiêu dùng là người cuối cùng mua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp bán trực tiếp cho người tiêu dùng có thể được gọi là các doanh nghiệp B2C.
  • B2C trở nên vô cùng phổ biến trong thời gian bong bóng dot-com cuối thập niên 90 khi nó chủ yếu được dùng để chỉ các nhà bán lẻ trực tuyến bán sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng thông qua mạng Internet.
  • Là một mô hình kinh doanh, B2C có sự khác biệt đáng kể so với mô hình B2B, trong đó chỉ sự giao dịch giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp với nhau.


B2C là gì? Sự khác nhau giữa mô hình B2B và B2C là gì?

B2C là gì? Sự khác nhau giữa mô hình B2B và B2C là gì?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/b2c-la-gi-nhung-y-nghia-cua-b2c.html

Đặc điểm mô hình kinh doanh B2C là gì?

  • Đặc điểm chính của mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C đó chính là khách hàng của mô hình kinh doanh B2C là người dùng cá nhân. Những người dùng này chỉ có nhu cầu lên mạng internet và mua sản phẩm phục vụ nhu cầu của mình về dùng, không phát sinh thêm giao dịch mua bán tiếp theo. Chính vì người dùng cá nhân nên không phải tốn công đàm phán giữa hai bên quá nhiều. Bởi tất cả điều kiện mua hàng, giá cá, chính sách, đổi trả hàng hóa đều được cập nhật chi tiết trên website bán hàng. Khách hàng chỉ cần đọc qua những điều khoản, giá cả rồi quyết định có mua hàng hay không.
  • Lấy ví dụ như bạn mở thiết kế website để kinh doanh đồ phượt, thì bạn chỉ cần up hình ảnh, thông tin sản phẩm, giá cả, điều khoản vận chuyển, thanh toán online… Khách hàng của bạn truy cập website thì họ sẽ đọc sơ qua nội dung mô tả bộ đồ phượt cần mua, tiếp theo là giá cả và phương thức thanh toán, vận chuyển. Nếu cảm thấy hợp lý thì họ sẽ đặt hàng trên website của bạn. Công việc còn lại chỉ ngồi ở nhà và đóng gói giao hàng cho khách, không phải tốn thêm công sức gì nhiều.

Các loại mô hình kinh doanh B2C và ví dụ

Thông thường có 5 loại mô hình kinh doanh B2C trực tuyến mà hầu hết các công ty sử dụng để nhắm đến đối tượng người tiêu dùng.

1. Người bán hàng trực tiếp

  • Đây là mô hình phổ biến nhất, trong đó mọi người mua hàng hóa từ các nhà bán lẻ trực tuyến. Chúng có thể bao gồm các nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp nhỏ, hoặc đơn giản là các phiên bản trực tuyến của các cửa hàng bách hóa sản phẩm đến từ các nhà sản xuất khác nhau.

2. Trung gian trực tuyến

  • Đây là những người không thực sự sở hữu các sản phẩm hoặc dịch vụ mà giữ vai trò kết hợp người mua và người bán với nhau.

3. B2C dựa trên quảng cáo

  • Mô hình này sử dụng nội dung miễn phí, cho phép khách truy cập vào một trang web. Hiểu một cách đơn giản, khối lượng lớn lượng truy cập web được sử dụng để bán quảng cáo, bán hàng hóa và dịch vụ.

4. B2C dựa vào cộng đồng

  • Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, xây dựng cộng đồng trực tuyến dựa trên sở thích chung, giúp các nhà tiếp thị và nhà quảng cáo quảng bá sản phẩm của họ trực tiếp đến người tiêu dùng. Những trang web như thế này sẽ nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên nhân khẩu học và vị trí địa lí của người dùng.

5. B2C dựa trên phí

  • Các trang web trực tiếp hướng đến người tiêu dùng như Netflix thu phí để người tiêu dùng có thể truy cập nội dung của họ. Trang web cũng có thể cung cấp nội dung miễn phí, nhưng có giới hạn, và sẽ tính phí cho hầu hết nội dung. (Theo Investopedia)

Sự khác nhau giữa mô hình B2B và B2C là gì?

Tốc độ (Speed):

  • Thời gian của một giao dịch theo mô hình kinh doanh B2C thường diễn ra nhanh chóng, với quy trình mua hàng không quá phức tạp. Trong khi một giao dịch B2B đòi hỏi doanh nghiệp phải theo đuổi trong một thời gian dài, cần xây dựng và nuôi dưỡng sự tin tưởng và cam kết với khách hàng là các doanh nghiệp.
  • Chính vì thế, yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp theo mô hình B2C là: Thời gian cho 1 giao dịch cần phải càng nhanh càng tốt.
  • Tương tự với mô hình B2B, các doanh nghiệp không nhất thiết phải chốt sales trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Điều quan trọng ở đây của một nhân viên bán hàng B2B là phải chốt được đơn hàng cái đã, vì quy trình giao dịch phức tạp và thông qua nhiều bước trung gian nhỏ.

Người ra quyết định (Decision Makers):

  • Cho mỗi một giao dịch B2C, người ra quyết định mua hàng chỉ là một đến hai người. Ngược lại, có cả một bộ phận trong doanh nghiệp sẽ quyết định thực hiện mua hàng cho một giao dịch B2B.

Đầu mối kinh doanh (Leads):

  • Các doanh nghiệp B2C có thể tiếp cận số lượng lớn những nguồn data khách hàng để thu về những giao dịch chất lượng. Với mô hình B2B thì công việc sẽ khó hơn. Thường việc thu thập những đầu mối bán hàng cho mô hình B2B đòi hỏi bạn phải có những kỹ năng nhất định, có hệ thống mạng lưới xã hội đủ rộng.
  • Một nghiên cứu của HubSpot đã cho thấy 41% doanh nghiệp B2B và tới 67% doanh nghiệp B2C tiếp cận khách hàng thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook.

Giá trị thu về trong mỗi giao dịch bán hàng:

  • Thường giá trị mà doanh nghiệp thu về trong một giao dịch B2C sẽ thấp hơn hẳn giá trị mà họ thu về trong một giao dịch B2B. Tất nhiên, một giao dịch B2B đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ nhiều công sức và thời gian hơn.
  • Tuy vậy, tính trên tổng thể, tổng giá trị của các giao dịch B2C vẫn lớn hơn tổng giá trị của các giao dịch B2B (bởi lượng khách hàng của mô hình kinh doanh B2C vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng số giao dịch bán hàng).
  • Theo eMarketer, tổng giao dịch thương mại điện tử theo mô hình B2C đã đạt tới con số $15 nghìn tỷ, và vẫn tiếp tục gia tăng. Sự tăng trưởng này tới từ những thị trường tiềm năng và hấp dẫn như Châu Á – Thái Bình Dương.

Số lượng nhà cung cấp và quy trình mua hàng:

  • Các giao dịch B2C thường diễn ra “thẳng băng” và nhanh chóng. Hàng hóa thì thường hướng tới đối tượng là khách hàng đại chúng, đòi hỏi ít sự cá nhân hóa trên mỗi đơn vị sản phẩm cung cấp ra thị trường. Trong khi đó, khách hàng trong các giao dịch B2B đòi hỏi sản phẩm phải được tính chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp họ.
  • Chính vì thế, số lượng nhà cung ứng của mô hình B2C chiếm áp đảo trên thị trường thương mại điện tử. Quy trình mua hàng của B2C cũng đơn giản và ít phức tạp hơn B2B.

Kết luận

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của blog VietAdsGroup.Vn, hy vọng những thông tin giải đáp ? Những ý nghĩa của B2C sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn đọc có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến định nghĩa B2C là gì? vui lòng để lại những bình luận bên dưới bài viết này. Blog VietAdsGroup.Vn luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ quý độc giả


Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!

Quay lại danh mục "Hỏi đáp là gì" Quay lại trang chủ




  • VietAds

    "VietAds gửi lời cảm ơn tới quý khách hàng đã luôn tin dùng dịch vụ quảng cáo trực tuyến hiệu quả suốt chặng đường 9 năm vừa qua! - FAQPage"

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TRỰC TUYẾN VIỆT ADS



Bài viết xem nhiều cùng chuyên mục
Bài viết mới nhất cùng chuyên mục