Bệnh tăng động là gì và nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng động?

Thế nhưng hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể, bị coi là chứng nan y trên thế giới. Triệu chứng chủ yếu là trẻ em bị giật ở má một cách không thể kiểm soát, ví dụ như chớp mắt, chu môi nhăn mũi, nhún vai dần dần phát triển tới giật cơ thịt toàn thân. Chứng này rất khó chữa và cũng khó mà kiềm chế”.

  • Bài viết tạo bởi: | Lượt xem bài viết: 607,514 (View) | Ngày cập nhật nội dung gần nhất: 04-09-2024 20:21:57
  • Ðánh giá: 1 11 21 31 41 5(5 sao 5 đánh giá)

Bệnh tăng động là gì?


"Bệnh tăng động" hay còn gọi là "bệnh giảm chú ý". “Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý là "căn bệnh của hệ thống dây thần kinh". Thế nhưng hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể, bị coi là chứng nan y trên thế giới. Triệu chứng chủ yếu là trẻ em bị giật ở má một cách không thể kiểm soát, ví dụ như chớp mắt, chu môi nhăn mũi, nhún vai dần dần phát triển tới giật cơ thịt toàn thân. Chứng này rất khó chữa và cũng khó mà kiềm chế”.
 

Những năm gần đây, tỷ lệ bệnh hiếu động ở trẻ (bệnh ADHD-rối loạn tăng động giảm chú ý) mỗi năm một tăng cao, rất nhiều trẻ em mắc bệnh đã lỡ thời cơ chữa trị tốt nhất bởi bi ̣chẩn đoán nhầm hoặc do các nguyên nhân khác, khiến bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý dễ bị tái phát, trị mãi không khỏi, thậm chí khiến bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý song song bước vào thời thành niên cùng với thời gian, ảnh hưởng tới hạnh phúc của cả cuộc đời.

Trong cuộc sống hiện nay, có rất nhiều loại bệnh mà con người ta có thể mắc phải. Bệnh tăng động là một loại bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiều về dấu hiệu bệnh tăng động, nguyên nhân và cách khắc phục.
 


Bệnh tăng động là gì và nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng động?

Bệnh tăng động là gì và nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng động?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/benh-tang-dong-la-gi-tim-hieu-ve-benh-tang-dong-la-gi.html

Hình 1: Bệnh tăng động là gì?
 

Nguyên nhân gì dẫn đến bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý?

Hiện nay, tuy bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ đã được ngày càng coi trọng, song vẫn chưa thể làm cho phụ huynh của trẻ mắc bệnh lựa chọn biện pháp điều trị đúng đắn, thường thường là khi triệu chứng của trẻ mắc bệnh khá nghiêm trọng mới đi khám bác sĩ, nhiều lúc lại cảm thấy mơ hồ bởi không tìm ra phương pháp điều trị quy phạm hữu hiệu.
 

Sau khi phát hiện một số hành vi của trẻ em, có phụ huynh cho rằng đó là hành vi nghịch ngợm mà thôi, thiếu sự coi trọng đúng mức, đến khi triệu chứng phát triển tới mức nghiêm trọng, thì đã g̣ặp khó khăn về điều trị. Cho nên, khi phát hiện những triệu chứng khác thường ở trẻ em ngay từ lúc đầu, phụ huynh trước hết phải đưa trẻ đi khám ở bệnh viện.
 

Về phía Tây Y
 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý vẫn chưa rõ, nhưng chủ yếu bao gồm các nhân tố như sau: Một là di truyền, phụ huynh của phần lớn trẻ mắc bệnh đều có chướng ngại như vậy, cho nên giới y học cho rằng chứng này liên quan tới gien gia tộc.

Hai là nhân tố cơ quan chất ví dụ như bị thương trong khi sinh nở, đẻ mổ, bị ngạt thở dĩ nhiên cũng có nhân tố do cơ thể gây nên, ví dụ như viêm kết mạc, bệnh lông quặm dẫn đến chớp mắt, viêm nhiễm đường hô hấp trên dẫn đến cơ thịt mũi và má bị giật, xét về nhân tố tâm lý xã hội, chịu sự ảnh hưởng của bố mẹ ly dị, học hành quá nặng triệu chứng co giật sẽ trở thành một biểu hiện ứng phó tình hình khẩn cấp của tâm lý.
 

Về phía Trung Y
 

Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ chia làm bẩm sinh và mắc phải, nhân tố bẩm sinh là do khiếm khuyết bẩm sinh dẫn đến mất cân bằng âm dương, ví dụ như nhân tố di truyền dẫn đến khiếm khuyết gen, trẻ sơ sinh tổn thương dẫn đến bị thương ở sọ, đẻ khó, đẻ mổ, ngạt thở nhân tố mắc phải bao gồm viêm nhiễm, gan khí ùn tắc, gặp  trở ngại về tình cảm. Tác động chung của nhân tố bẩm sinh và mắc phải khiến âm dương mất cân bằng mà dẫn đến bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý.
 

Tại Trung Quốc, kết quả điều tra cho thấy, hội chứng đa động chưa được nhiều người biết đến và coi trọng, trong nhà trường, các em mắc bệnh bị coi là học sinh hư hỏng tư tưởng phẩm chất kém, không cải chính được, cho nên bị phê bình và bị phạt đã trở thành chuyện cơm bữa; ở nhà, thường bị phụ huynh chửi mắng, đánh đập bằng phương thức giáo dục đơn giản “đồ mất dạy dạy mãi không nên”; trong con mắt của bạn học, bà con hàng xóm, những trẻ em nghịch ngợm đó cũng thường xuyên bị mỉa mai, ruồng bỏ và kỳ thị.

Do vậy, tình cảm của các em bị phương hại, khiến các em cảm thấy tự ti, dễ nẩy sinh tinh thần căm phẫn, thù địch và áp dụng thái độ chống đối nghiêm trọng. Nói tóm lại, nếu xử lý không thích hợp, trẻ em mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý càng dễ hư so với trẻ em bình thường, một số trẻ em do luôn luôn hiếu động đành phải nghỉ học để chữa bệnh.
 

Vậy, làm thế nào để sớm có nhận thức đối với bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý? Bác sĩ Tiền Tiến nói:“Hiện nay, chủ yếu chẩn đoán qua triệu chứng học lâm sàng, tức là qua sự biểu hiện trong lâm sàng. Khi trẻ em xuất hiện triệu chứng chớp mắt và nhăn mũi kéo dài trên hai tháng, tái phát nhiều lần, lúc nặng lúc nhẹ, thì phụ huynh phải chú ý, đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán”.
 

Hội chứng hiếu động kể trên là bệnh mãn tính trong trẻ em, vì vậy trong quá trình điều trị cần phải nghiêm khắc điều trị bằng phương án của chuyên gia, chỉ có kiên trì điều trị mới thu được hiệu quả. Trẻ em mắc bệnh nhẹ, nói chung thời gian phát bệnh không quá 1 tháng, sẽ thu được hiệu quả rõ rệt sau khi dùng thuốc từ 1-2 tháng, triệu chứng cơ bản được kiểm soát hoặc chữa khỏi.
 

Trong một nghiên cứu vào năm 2000 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, TS Nguyễn Văn Thọ và cộng sự ( BVTTTƯ2) cho rằng : tỉ lệ nghiên cứu trên đa số học sinh tiểu học thì có đến 6,6% học sinh mắc chứng tăng động giảm chú ý, và tỷ lệ này là 4,29 % ở học sinh trung học cơ sở, 2,63 % ở học sinh phổ thông trung học . Còn tại Uc, theo nghiên cứu mới nhất người ta đánh giá là có đến 20% trẻ nam mắc chứng này , và ở nữ tỷ lệ là 8%.
 

Tại Phòng Tham vấn Tâm lý trẻ em – Bệnh viện tâm thần TW2 , mặc dù mới triển khai khám và điều trị các rối nhiễu tâm lý trẻ em trong vòng một năm nay, tỷ lệ trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý đến với phòng cũng chiếm 10 % trẻ đến khám và điều trị tâm lý. Điều đặc biệt là chứng tăng động ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ với tỷ lệ nữ / nam là 1/5-6 . Tuy tỷ lệ trẻ bị bệnh ngày càng cao, nhưng trong nhiều cộng đồng xã hội người ta vẫn chưa biết đến, kể cả những cộng đồng có liên quan trực tiếp như ngành giáo dục và y tế .


Đối với họ, những đứa trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý không phải là những bệnh nhân mà đơn giản chỉ là những trẻ chưa được giáo dục tốt hay là kỷ luật chưa đúng mức . Đây có thể xem là một bệnh thiểu năng của trẻ ở dạng tiềm ẩn. Và nếu như những trẻ tăng động giảm chú ý không được quan tâm và có chiến lược điều trị đúng đắn, di chứng của nó để lại sẽ là một nhân cách chống đối xã hội như trộm cắp, đánh nhau, đua xe, phạm pháp và cả ma tuý, thuốc lắc.
 


Bệnh tăng động là gì và nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng động?

Bệnh tăng động là gì và nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng động?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/benh-tang-dong-la-gi-tim-hieu-ve-benh-tang-dong-la-gi.html


 

Hình 2: Nguyên nhân gì dẫn đến bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý?

Thế nào là một trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý?

Thời gian chú ý

Trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý thường khó tập chung chú ý trong một khoảng thời gian nào đó . Chúng thường dễ bị chia trí bởi những tác động bên ngoài, chẳng hạn như tiếng ồn hoặc sự chuyển động và xao nhãng những công việc đang làm . Những sự khuấy động trong khi trẻ đang tập chung như thế có thể làm cho “ngắt mạch“ và trở nên mơ màng, mông lung trong thế giới riêng của nó.
 

Mức độ hoạt động 
 

Thường thì những trẻ mắc chứng này đều có mức độ hoạt động cao hơn so với trẻ cùng độ tuổi . Chúng hoạt động không ngơi nghỉ lúc nào cũng cựa quậy và rất khó ngồi yên được một lúc lâu. Chúng không tập chung chú ý nhiều đến một hoạt động cụ thể mà luôn luôn di chuyển sự tập chung chú ý sang nhiều hoạt động liên tiếp.
 

Tính hấp tấp

Phần lớn những trẻ em này, đặc biệt đối với những trẻ hiếu động, thường hay tỏ ra bốc đồng và hăng hái . Chúng luôn tìm một việc gì đó để làm tiếp theo , và cứ thế là làm, không cần suy nghĩ xem việc chúng đang làm là việc gì . Hậu quả là chúng sẽ phải gặp những trục trặc, không những là về mặt hành động mà còn cả về mặt suy nghĩ.


Chúng là những trẻ chỉ nghĩ theo ngẫu hứng và thường làm hư việc , không biết sắp đặt và không làm theo những công việc hàng ngày đã dự tính trước. Tính bốc đồng của chúng thường đưa đến những hoạt động sai lầm, chẳng hạn như nói dối, ăn cắp, hoặc thậm chí là những hoạt động phạm pháp không nghiêm trọng lắm như đốt cháy, đánh nhau.
 

Sự phối hợp động tác:

Người ta thường dùng từ “ trẻ vụng về “ để chỉ chứng này vì trẻ biểu hiện quá nhiều trục trặc trong sự phối hợp. Nó đòi hỏi hực hiện động tác chính xác mà trong đó trẻ gặp trở ngại, từ những việc tầm thường như mặc áo , đánh răng , rửa mặt cho đến viết chữ sấu… Gặp khó khăn trong phối hợp động tác thông thường cũng rất hay thấy, làm trẻ chậm tiếp thu và không thể thực hiện được những hành động tự chủ một mình như đi xe đạp chẳng hạn. Trẻ mắc chứng này không thể nhảy lò cò, nhảy dây, nhảy cao hoặc kém phát triển các kỹ năng như đá bóng hoặc bắt bóng.

Trí nhớ tạm thời
 

Trẻ mắc chứng này đặc biệt gặp khó khăn trong việc lưu giữ thông tin nghe hoặc nó, do đó, khi chúng học được một điều mới nếu khoảng một hai tuần sau điều đó được nhắc lại chúng cũng không thể nào nhớ lại, củng cố điều đã học.
 

Ương ngạnh

Đa số trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý thường có biểu hiện cá tính ương ngạnh Chúng thường có thái độ cố chấp và phản kháng lại những sự thay đổi của mội trường chung quanh hoặc thay đổi của những sự việc mà chúng đã quen thuộc . Chúng cảm thấy làm những công việc mà chúng thường làm sẽ dễ hơn và vì thế, chúng rất miễn cưỡng phải chấp nhận sự thay đổi. Điều này đưa đến những cơn bốc đồng và thay đổi tính khí.
 


Bệnh tăng động là gì và nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng động?

Bệnh tăng động là gì và nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng động?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/benh-tang-dong-la-gi-tim-hieu-ve-benh-tang-dong-la-gi.html


 

Hình 3: Thế nào là một trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý?
 

Những biểu hiện cảm xúc khác

Trẻ bị hội chứng tăng động giảm chú ý thường dễ có khuynh hướng hay gây gổ, sinh sự với người khác. Do đó chúng sẽ thường xuyên bị hăm doạ hơn những trẻ khác dù ở ngay chính trong môi trường của chúng.

Để phản ứng lại chúng có thể có hai thái độ: hoặc là tự rút lui chịu thua, hai là tìm cách gây hấn. Điều này ảnh hưởng tới tính tự tin của trẻ. Do đó , khi chơi chung với bạn bè cùng lứa, chúng thường tỏ ra thiếu tự tin , và trong trường hợp mức độ thiếu tự tin trở thành nghiêm trọng , chúng sẽ mắc chứng hoang tưởng.
 

Giấc ngủ:

Ở trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý , trong giấc ngủ của chúng hay bị xáo trộn . Tuy nhiên cũng có những trẻ vẫn có thể ngủ rất say. Nhưng dù ngủ say hay không chúng cũng có những biểu hiện đáng chú ý: Những trẻ ngủ say thì lại là những đứa hay mớ hoặc thường bị ác mộng hoặc bị mộng du, trong khi những trẻ khó ngủ thì lại hay giật mình thức giấc . Cũng có nhiều trẻ mắc chứng dậy rất sớm vào buổi sáng. +Thèm ăn :

Những trẻ bị mắc chứng tăng động giảm chú ý cũng thường bị rối loạn trong việc thèm ăn . Trẻ hiếu động thái quá sẽ bị thèm ăn và thèm uống rất nhiều hơn trẻ thường , vì chúng cần rất nhiều năng lượng để hoạt động . Cũng có một trẻ ít ăn hoặc rất kén ăn , chỉ có thể ăn được một số thức ăn mà chúng ưa thích . Phần lớn những trẻ bị hội chứng tăng động giảm chú ý thường bị rối loạn thèm ăn rất sớn, ngay từ khi còn bé.
 

Lời nói:

Một nét khá nổi bật trong phần lớn những trẻ bị hội chứng tăng động giảm chú ý là chúng diễn đạt từ ngữ chậm. Những trẻ này phát triển khả năng nói bình thườngnhư những trẻ khác vào những năm đầu, nhưng về sau thì khả năng phát triển đó chậm lại, đặc biệt là trong cấu trúc câu và diễn đạt bằng lời nói, có thể trẻ phát âm rất khó khăn và có trẻ có tật nói lặp . Những trẻ chậm biết nói thuộc loại này , về sau khi đi học thường khó khăn trong việc học tiếng, nhất là các môn tập đọc, tập viết và tập nói.
 

Những trình bày trên là biểu hiện chính của bệnh tăng động giảm chú ý, không phải mọi trẻ tăng động đều có tất cả các triệu chứng trên , dù sao những trẻ này đều có hầu hết các triệu chứng ấy vào lúc này hay lúc khác của từng giai đoạn như là một phần của sự xuất hiện các trở ngại.
 

Phải làm gì khi trẻ mắc bệnh tăng động?

Nói chung, hành vi tăng động và giảm chú ý không phải lỗi của trẻ , nó thường do những rối loạn sự chú ý và khả năng tự kiềm chế bẩm sinh . Những đứa trẻ này thường cần sự giúp đỡ nhiều hơn của cha mẹ và thầ cô để chúng có thể bình tĩnh và chú ý đến công việc ở nhà , ở trường. Và tiến triển của bệnh có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, sự giúp đỡ của gia đình và nhà trường nơi trẻ học tập.
 


Bệnh tăng động là gì và nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng động?

Bệnh tăng động là gì và nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng động?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/benh-tang-dong-la-gi-tim-hieu-ve-benh-tang-dong-la-gi.html

Hình 4: Phải làm gì khi trẻ mắc bệnh tăng động?

 

Làm thế nào để sớm có nhận thức đối với bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý? 

“Hiện nay, chủ yếu chẩn đoán qua triệu chứng học lâm sàng, tức là qua sự biểu hiện trong lâm sàng. Khi trẻ em xuất hiện triệu chứng chớp mắt và nhăn mũi kéo dài trên hai tháng, tái phát nhiều lần, lúc nặng lúc nhẹ, thì phụ huynh phải chú ý, đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán”.
 

Hội chứng hiếu động kể trên là bệnh mãn tính trong trẻ em, vì vậy trong quá trình điều trị cần phải nghiêm khắc điều trị bằng phương án của chuyên gia, chỉ có kiên trì điều trị mới thu được hiệu quả. Trẻ em mắc bệnh nhẹ, nói chung thời gian phát bệnh không quá 1 tháng, sẽ thu được hiệu quả rõ rệt sau khi dùng thuốc từ 1-2 tháng, triệu chứng cơ bản được kiểm soát hoặc chữa khỏi.
 

Hội chứng hiếu động nghiêm trọng thường thường bị giật trên nhiều vị trí, mắc bệnh với thời gian trên một năm, có thể căn cứ phương án điều trị của chuyên gia, nói chung qua điều trị 1-2 tháng mới thu được kết quả, trong thời gian điều trị sẽ áp dụng phương án khác nhau căn cứ mức nghiêm trọng của bệnh, vì vậy bác sĩ yêu cầu trẻ mắc bệnh và phụ huynh phối hợp với phương án điều trị nhằm sớm kiểm soát và chữa khỏi bệnh. Áp dụng phương pháp can thiệp đời sống trong quá trình điều trị là điều hết sức quan trọng. Bác sĩ Tiền Tiến nhắc nhở rằng:
 

“Sau khi phát hiện trẻ em mắc hội chứng này, đề nghị trẻ em mắc bệnh không nên chơi trò chơi điện tử và truy cập mạng, thời gian xem TV cũng nên giảm thiểu; bên cạnh đó, duy trì bầu không khí gia đình vui vẻ hài hòa, đối với những bất cập của trẻ em, phụ huynh nên chỉ ra một cách thân thiện, đừng đánh trẻ; nên thường xuyên mở nhạc nhẹ cho trẻ em nghe, không xem phim truyền hình khủng bố, cho trẻ em thường đi hoạt động ngoài trời, bài vở không nên quá nhiều”.
 

Trẻ em mắc bệnh phải đảm bảo giấc ngủ, tránh nhắc đến triệu chứng của trẻ bằng ngôn ngữ nhạy cảm trực tiếp, nên thường xuyên động viên trẻ em, giúp trẻ xây dựng lòng tự tin, làm dịu sức ép, đừng cho trẻ em tham gia hoạt động dữ dội như tập quân sự, chạy dai sức, thi đấu thể thao, lao động chân tay nặng nhọc.

Phụ huynh cần phải trao đổi với nhà trường và thầy cô giáo, tránh phê bình giáo dục học sinh mắc bệnh bằng ngôn ngữ nhạy cảm, trong thời gian điều trị cần phải chú ý ăn uống, kiêng thực phẩm nhiều dầu, ngấy, sống, nguội và chứa thành phần chì cao, thời gian uống thuốc kiêng thực phẩm cay, hải sản, mì ăn liền, các loại Snach, lấy thực phẩm thanh đạm là chính và bổ sung dinh dưỡng vừa phải.
 

Khi đổi mùa, đặc biệt mùa xuân và mùa thu là mùa cảm cúm cao, cần phải thêm bớt quần áo một cách kịp thời để phòng chống cảm cúm, bởi vì cảm cúm rất dễ dẫn đến triệu chứng bị tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng, trong thời gian điều trị cần phải khám lại theo đúng thời gian, thiết thực đảm bảo điều chỉnh thuốc căn cứ vào bệnh tình và tăng nhanh hồi phục sức khỏe.
 

Bác sĩ Tiền Tiến nhắc nhở rằng, bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý thường bị chẩn đoán sai, chủ yếu là vì bác sĩ rất có thể chẩn đoán nhầm bởi hội chứng hiếu động gồm rất nhiều loại, ví dụ như ho khan do cơ thịt yết hầu bị giật gây nên chẩn đoán là viêm họng, viêm khí quản; chứng chớp mắt và cau mày chẩn đoán là viêm kết mạc; nhăn mũi chẩn đoán là viêm mũi.

Bên cạnh đó do người bệnh có khả năng kiềm chế phần nào, người bệnh nhẹ cố tình giấu bệnh khiến phụ huynh và bác sĩ không dễ phát hiện. Trong khi đó nhiều phụ huynh cũng thường hay coi nhẹ bệnh này, cho rằng trẻ con chớp mắt, nhún vai không phải là thói quen xấu, không cần khám bác sĩ.

Điều cần phải chỉ rõ là, đối với bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý, vừa không nên coi nhẹ, cũng không nên hoang mang khám chữa lung tung, nên đi khám ở bệnh viện đa khoa lớn và vừa, khám bác sĩ khoa thần kinh, khoa thần kinh trẻ em giàu kinh nghiệm hoặc khoa nhi chuyên môn để chẩn đoán khoa học và điều trị kịp thời hợp lý.
 

Cụ thể với công tác chăm sóc những trẻ này, chúng ta hãy chú ý đến một số vấn đề sau


Cha mẹ, người thân của trẻ hãy khuyến khích hoặc khen ngợi khi trẻ có tể tập chung . Điều này giúp định hình hành vi của trẻ, giảm thiểu sự tăng hoạt động của chúng.

Tránh các hình thức phạt. Việc giữ gìn kỷ luật sẽ có hiệu quả ngay tức khắc . Vấn đề là chúng ta duy trì kỷ luật để trẻ có thể ổn định hành vi của mình tốt hơn.

Bố mẹ trẻ hãy thảo luận vấn đề của con mình với giáo viên của chúng ở trường 9 để giải thích tại sao những nỗ lực học tập của trẻ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, những sự khen thưởng kịp thời sẽ khích lệ sự chú ý . Những khoảng thời gian chú ý trong lớp cần được giáo viên tận dụng)

Nhấn mạnh những yêu cầu để giảm thiểu tối đa sự phân tán tư tưởng ở trẻ . Ví dụ , buộc trẻ phải ngồi bàn đầu trong lớp , tránh cho trẻ quay ngang , quay ngửa và đùa nghịch khi bị cô giáo quan sát nhiều.

Nên cho con bạn tập một môn thể thao mà chúng ưa thích hoặc bạn cho là phù hợp với trẻ . Ví dụ như cho chúng đi bơi ,tập một môn võ. Các hoạt động đó có thể giúp làm giảm sự dư thừa năng lượng.

Đừng bao giờ để con bạn phải thiếu thốn tình cảm của cả cha lẫn mẹ, đừng để con bạn bị tổn thương về tinh thần thậm chí khi điều sấu nhất đến với gia đình bạn , như phải ly dị, tang toc.Vì đó chính là phần lớn trong những nguyên nhân dẫn tới chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Nếu thấy có nhiều triệu chứng trên ở trẻ, bạn hãy đưa con mình đến một bác sỹ chuyên khoa hoặc một chuyên gia tâm lý lâm sàng. Tại các phòng tham vấn tâm lý trẻ em hoặc các bệnh viện chuyên khoa các nhà chuyên môn sẽ giúp bạn được nhiều hơn .Tăng động giảm chú ý là một hội chứng bệnh ly, tuỳ từng trường hợp mà nhà điều trị có thể kết hợp điều trị thuốc với các liệu pháp tâm lý. Tuy nhiên bạn nên đưa trẻ đến với các nhà chuyên môn càng sớm càng tốt, điều này giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện tình hình của trẻ.
 


Bệnh tăng động là gì và nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng động?

Bệnh tăng động là gì và nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng động?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/benh-tang-dong-la-gi-tim-hieu-ve-benh-tang-dong-la-gi.html


 

Hình 5: Cụ thể với công tác chăm sóc những trẻ này, chúng ta hãy chú ý đến một số vấn đề sau
 

Kết Luận: Những năm gần đây, tỷ lệ bệnh hiếu động ở trẻ (bệnh ADHD-rối loạn tăng động giảm chú ý) mỗi năm một tăng cao, rất nhiều trẻ em mắc bệnh đã lỡ thời cơ chữa trị tốt nhất bởi bi ̣chẩn đoán nhầm hoặc do các nguyên nhân khác, khiến bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý dễ bị tái phát, trị mãi không khỏi, thậm chí khiến bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý song song bước vào thời thành niên cùng với thời gian, ảnh hưởng tới hạnh phúc của cả cuộc đời.


Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!

Quay lại danh mục "Hỏi đáp là gì" Quay lại trang chủ




  • VietAds

    "VietAds gửi lời cảm ơn tới quý khách hàng đã luôn tin dùng dịch vụ quảng cáo trực tuyến hiệu quả suốt chặng đường 9 năm vừa qua! - Đăng nhập"

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TRỰC TUYẾN VIỆT ADS


Một vài bài viết cùng chủ đề "bệnh tăng động là gì"
Bệnh tăng động là gì và nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng động?

Thế nhưng hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể, bị coi là chứng nan y trên thế giới. Triệu chứng chủ yếu là trẻ em bị giật ở má một cách không thể kiểm soát, ví dụ như chớp mắt, chu môi nhăn mũi, nhún vai dần dần phát triển tới giật cơ thịt toàn thân. Chứng này rất khó chữa và cũng khó mà kiềm chế”.

Bài viết tạo bởi: VietAds | Ngày cập nhật: 2024-09-04 20:21:57 | Đăng nhập(826) - No Audio


Bài viết xem nhiều cùng chuyên mục
Bài viết mới nhất cùng chuyên mục