Rối loạn tic là bệnh gì? Rối loạn tic còn được gọi là tật máy giật hay tật máy cơ. Đây là tình trạng bệnh mà các cơ cử động một cách bất thường do những rối loạn thuộc hệ thần kinh, khởi phát từ thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên. Tic là những co giật, những cử động hoặc những âm thanh đột ngột mà người bị tic làm lặp lại nhiều lần mà không thể kiểm soát được.
Trường hợp bệnh xảy ra ở các cơ hô hấp thì gọi là bệnh tic âm thanh. Còn nếu xảy ra ở các cơ vận động thì được gọi là tic vận động. Nói cách khác, hội chứng tic là một phát âm hay vận động xảy ra nhanh và tái diễn nhiều lần không chủ định. Nó liên quan đến một nhóm cơ nhất định và không có nhịp.
Nguyên nhân gây rối loạn Tic là gì cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào xác định được rõ ràng nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có một số yếu tố được chỉ ra như sau:
Hội chứng Tic cần điều trị như nào cũng là băn khoăn hàng đầu của rất nhiều người khi tìm hiểu về hội chứng Tic/ Cách điều trị hội chứng Tic có thể chia làm hai phương pháp cụ thể như sau:
Đây là biện pháp điều trị tốt nhất với chứng hội chứng tic. Phương pháp này được các nhà trị liệu sử dụng để đảo ngược thói quen. Khi xuất hiện những dấu hiệu của tic, trẻ sẽ được dạy thay thế bằng những hành động khác.
Ví dụ dạy trẻ bị bị hội chứng tic nhận thức sau đó thay thế nháy mắt, khịt mũi bằng thở sâu hoặc nhắm mắt. Biện pháp này giúp giảm tần số xuất hiện bệnh tic qua việc thư giãn và thở sâu.
Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc như: risperidone, pimozide, aripiprazole, clonidine (thuốc điều trị tic). Tuy nhiên thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng cân, táo bón, mờ mắt.. Ngoài ra còn có một số loại thuốc như Botulinum (có tác dụng trong 3 tháng), clonazepam (giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh).
Trẻ bị hội chứng tic thường được chia thành các dạng như sau:
Đây còn gọi là hội chứng Tic lành tính thời thơ ấu. Bệnh này chỉ xảy ra đối với trẻ em dưới 18 tuổi. Các cử động tic diễn ra nhiều lần trong một ngày ở hầu hết các ngày trong khoảng thời gian từ 4 tuần đến 12 tháng. Trẻ không bị mắc hội chứng Tourette
Trẻ bị họi chứng tic này phải khởi phát từ dưới 18 tuổi. Các cử động xảy ra hằng ngày hoặc có thể không liên tục trong khoảng thời gian hơn 1 năm. Giai đoạn không liên tục kéo dài tối đa là 3 tháng. Trẻ không bị mắc hội chứng Tourette.
Hội chứng này còn có tên gọi khác là TS. Đây là dạng nghiêm trọng nhất trong hội chứng Tic. Thời điểm khởi phát của trẻ là dưới 18 tuổi. TS có triệu chứng đồng thời ở cả tic vận động và tic phát âm, có thể cùng lúc hoặc ngắt quãng. Các cử động xảy ra nhiều lần/ngày và thường diễn ra đều đặn trong thời gian hơn 1 năm. Giai đoạn không biểu hiện bệnh thường không quá 6 tháng.
Đây là dạng gồm tất cả những trường hợp không đủ tiêu chí để xếp loại vào các dạng cụ thể.
Rối loạn tic ở người lớn thường ít xảy ra hơn ở trẻ em và trẻ vị thành niên tuy nhiên không phải hiếm gặp. Nguyên nhân chính xác của bệnh chưa được xác định tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng đột biến gen có vai trò trong rối loạn tic ở người lớn. Đặc biệt là sự bất thường của các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine, glutamate, serotonin…. Trong trường hợp cả bố và mẹ đều bị bệnh khả năng con bị di truyền cũng rất cao.
Ngoài ra các yếu tố tác động đến vùng não cũng dẫn đến tình trạng rối loạn tic ở người lớn:
Tic xuất hiện đột ngột và không có mục đích rõ ràng. Các Tic thường không thể kìm nén được, nhưng nói chung cũng có thể làm mất đi tạm thời trong thời gian vài phút đến vài giờ (do chủ ý hay do đãng trí).
Bệnh này hay xuất hiện một cách đột ngột và không có mục đích. Khi đó, các Tic không thể kìm nén nhưng sau đó bệnh có thể mất đi tạm thời trong vài phút hoặc vài giờ. Thông thường, trẻ em là đối tượng dễ bị hội chứng tic nhất. Nó xảy ra do phản ứng với các tình huống bên trong hoặc một nhân tố kích thích nào đó.
Hội chứng Tic mặc dù không phải là căn bệnh nguy hiểm, không đe dọa đến tính mạng hay làm suy giảm sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, việc khởi phát các hội chứng tic kèm cùng biển hiện của bệnh khiến họ gặp phải rất nhiều những khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt cũng như học tập.
Bên cạnh đó, trẻ hội chứng tic cũng gặp nhiều nguy cơ về các bệnh ảnh hưởng tới sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, điển hình như chứng tăng động giảm chú ý, rối loạn lo âu, trầm cảm, tự kỷ…
Rối loạn Tic có chữa khỏi được không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, cụ thể là các triệu chứng mà trẻ mắc phải.
Phần lớn các trường hợp, hội chứng Tic chỉ là rối loạn tạm thời, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe hay sự phát triển trí tuệ của trẻ. Trẻ mắc chứng bệnh này thường phổ biến ở độ tuổi lên 7. Các triệu chứng của Tic thường nghiêm trọng hơn ở độ tuổi 11 – 12, sau đó sẽ giảm dần trong giai đoạn dậy thì. Nhìn chung thì đa số các trường hợp bệnh có thể tự khỏi hẳn mà không cần điều trị, chỉ có một số ít trẻ vẫn tiếp tục mắc bệnh khi trưởng thành.
Thông thường rối loạn Tic chỉ cần điều trị khi các triệu chứng đã trở nên trầm trọng làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của trẻ. Mặc dù vậy, sử dụng thuốc cũng chỉ giúp làm giảm một phần triệu chứng, chứ không thể chữa bệnh dứt điểm. Đồng thời, việc dùng thuốc cũng cần có sự cho phép từ chuyên gia, cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ bởi đôi khi nguy cơ về các tác dụng phụ của thuốc lớn hơn lợi ích mà chúng mang lại.
Trên đây là những thông tin hữu ích về hội chứng rối loạn tic ở trẻ em và người lớn. Có thể thấy, chữa bệnh tic không khó, tuy nhiên bạn cần đến gặp bác sĩ đến phát hiện nguyên nhân cụ thể, từ đó có phương pháp điều trị bệnh Tic được tận gốc. Chúc bạn luôn khỏe!
"VietAds gửi lời cảm ơn tới quý khách hàng đã luôn tin dùng dịch vụ quảng cáo trực tuyến hiệu quả suốt chặng đường 9 năm vừa qua! - FAQPage"
CÔNG TY CỔ PHẦN TRỰC TUYẾN VIỆT ADS
Số 6/25 Thổ Quan, Khâm Thiên, Đống Đa, TP.Hà Nội
Số 36 Điện Biên Phủ, Đa Kao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
0964 82 6644 - (024) 6658 7378
(024) 6658 7378
Bài viết tạo bởi: VietAds | Ngày cập nhật: 2024-09-05 01:32:16 | FAQPage(2961) - No Audio