OECD là gì? Cơ cấu tổ chức trong OECD?

OECD là gì? Những ý nghĩa của OECD. (OECD) là gì? Mục tiêu chính của OECD. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là gì? Một số chính sách của OECD. Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc trên

  • Bài viết tạo bởi: | Lượt xem bài viết: 774,437 (View) | Ngày cập nhật nội dung gần nhất: 29-01-2024 13:21:23
  • Ðánh giá: 1 11 21 31 41 5(4 sao 5 đánh giá)

Định nghĩa OECD là gì?

  • OECD là viết tắt của cụm từ organization for economic cooperation and development. Đây là tên viết tắt của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, được thành lập vào năm 1961, dựa trên cơ sở tổ chức hợp tác Kinh tế châu âu. Hiện nay số thành viên của tổ chức OECD đã lên tới ba mươi quốc gia thành viên, bao gồm: Hoa Kỳ? Canada, áo, Bỉ, đan mạch, pháp, Đức, Hy Lạp, Iceland, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, bồ Đào Nha, Tây ban Nha, Thụy Điển, thụy Sĩ, thổ nhĩ Kỳ, Anh, Nhật Bản, Phần Lan, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, mexico, cộng hòa Séc, Ba Lan, cộng hòa Slovakia.
  • Việc thành lập tổ chức OECD nhằm mục đích xây dựng nền kinh tế mạnh ở các nước thành viên, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả kinh tế thị trường mở rộng thương mại tự do, đồng thời góp phần phát triển kinh tế của các nước công nghiệp. Hiện nay phạm vi của tổ chức này đã được mở rộng liên quan đến việc chia sẻ kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm phát triển trong các nước tham gia.


OECD là gì? Cơ cấu tổ chức trong OECD?

OECD là gì? Cơ cấu tổ chức trong OECD?, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/oecd-la-gi-nhung-y-nghia-cua-oecd.html

Cơ cấu tổ chức trong OECD

Hội đồng OECD

  • Hội đồng OECD là cơ quan có quyền ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận. Cơ quan này bao gồm đại diện của mỗi nước thành viên và một đại diện của ủy ban châu âu. Mỗi năm một lần, hội đồng OECD sẽ họp cấp bộ trưởng để thảo luận những vấn đề quan trọng và quyết định các hoạt động ưu tiên trong tổ chức.

Ban thư ký OECD

  • Đây là cơ quan chịu trách nhiệm phối hợp với các hoạt động của OECD, đồng thời hỗ trợ cho hoạt động của ủy ban. Ban thư ký bao gồm có tổng thư ký, 34 phó tổng thư ký.

Ủy ban chuyên môn

  • OECD hiện nay được phân chia thành 12 ủy ban chuyên môn liên quan đến các lĩnh vực như: kinh tế, thống kê, môi trường, hợp tác phát triển, quản lý công và phát triển lãnh thổ, thương mại, tài chính doanh nghiệp, chính sách thuế, khoa học công nghệ và công nghiệp, việc làm lao động và xã hội, giáo dục, lương thực nông nghiệp và ngư nghiệp.

Cơ quan khác

  • OECD còn có 6 cơ quan độc lập bao gồm: cơ quan năng lượng quốc tế, cơ quan năng lượng nguyên tử, hội nghị Bộ trưởng giao thông các nước, trung tâm phát triển, trung tâm nghiên cứu và đổi mới giáo dục, câu lạc bộ vùng Sahel và Tây Phi.

Một số chính sách của OECD

Chính sách đối nội

  • OECD xác định sứ mệnh của mình và tổng hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường. Đây là một tổ chức liên chính phủ chứ không phải là một tổ chức đứng trên quốc gia. Bởi vậy mà các quyết định của OECD chỉ mang tính chất khuyến nghị mà không mang tính chất bắt buộc. Diễn đàn này tạo điều kiện cho các nước thành viên trao đổi ý kiến, thảo luận các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế, xây dựng các mối liên hệ giữa các nước thành viên với các nước không nằm trong tổ chức.
  • OECD được xem và nguồn thông tin kinh tế và thống kê có giá trị cho các nước thành viên cũng như các cá nhân có quan tâm.

Chính sách đối ngoại

  • Hiện nay OECD có quan hệ hợp tác với hơn 70 nước không phải là thành viên. Ngoài ra tổ chức này cũng duy trì mối quan hệ mật thiết với các tổ chức dân sự và nghị viện nhưng hội đồng Châu âu, hội đồng NATO. Bên cạnh đó, OECD có nhiều mối quan hệ chính thức và liên kết chặt chẽ với các tổ chức quốc tế như tổ chức lao động quốc tế, tổ chức nông lương, quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới, tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế, các cơ quan trực thuộc Liên hợp Quốc….

Quan hệ giữa Việt Nam và OECD

  • Việt Nam đã phát triển được mối quan hệ với tổ chức OECD trong những năm qua, thông qua sự tham gia của đại diện các bộ ngành, diễn đàn và chương trình khu vực của OECD. Có thể kể đến như Diễn đàn toàn cầu về đầu tư quốc tế, Hội nghị bàn tròn Đầu tư châu Á, Diễn đàn cạnh tranh toàn cầu… Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại Việt Nam chưa hề có chương trình phát triển tổng thể với OECD.
  • OECD luôn đánh giá cao những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong năm gần đây và mong muốn có thể hợp tác với Việt Nam trong thời gian tới.

Kết luận

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của blog VietAdsGroup.Vn, hy vọng những thông tin giải đáp ? Những ý nghĩa của OECD sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn đọc có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến định nghĩa OECD là gì? vui lòng để lại những bình luận bên dưới bài viết này. Blog VietAdsGroup.Vn luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ quý độc giả


Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!

Quay lại danh mục "Hỏi đáp là gì" Quay lại trang chủ




  • VietAds

    "VietAds gửi lời cảm ơn tới quý khách hàng đã luôn tin dùng dịch vụ quảng cáo trực tuyến hiệu quả suốt chặng đường 9 năm vừa qua! - FAQPage"

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TRỰC TUYẾN VIỆT ADS



Bài viết xem nhiều cùng chuyên mục
Bài viết mới nhất cùng chuyên mục