Quota là gì? Những ý nghĩa của Quota

Dịch theo một quy tắc tiếng Anh thông thường thì Quota có nghĩa là “hạn ngạch”, nó có nghĩa là giới hạn tối đa của cơ quan Nhà nước về giá trị hay khối lượng hàng hóa mà các doanh nghiệp được phép thực hiện nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một kì được cho phép

  • Bài viết tạo bởi: | Lượt xem bài viết: 894,248 (View) | Ngày cập nhật nội dung gần nhất: 24-01-2024 22:32:57
  • Ðánh giá: 1 11 21 31 41 5(3 sao 13 đánh giá)

Định nghĩa Quota là gì?

  • Dịch theo một quy tắc tiếng Anh thông thường thì Quota có nghĩa là “hạn ngạch”, nó có nghĩa là giới hạn tối đa của cơ quan Nhà nước về giá trị hay khối lượng hàng hóa mà các doanh nghiệp được phép thực hiện nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một kì được cho phép, thông thường thì mức thời gian áp dụng của Quota (hạn ngạch) là một năm. Hay hiểu một cách khác thì Quota chính là quy định của mỗi quốc gia về định mức hạn chế số lượng về lượng của một mặt hàng hay một nhóm hàng hóa nào đó được phép nhập được phép nhập hay xuất khẩu từ một thị trường nào đó trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép.
  • Dù được hiểu là một trong những quy định của nhà nước trong việc quản lý lượng hàng hóa được xuất khẩu và nhập khẩu của các doanh nghiệp nhằm mục tiêu bảo đảm chất lượng hàng hóa, thế nhưng một thực tế là tính pháp lý của Quota lại không cao, không minh bạch và rất dễ bị biến tướng


Quota là gì? Những ý nghĩa của Quota

Quota là gì? Những ý nghĩa của Quota, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/quota-la-gi-nhung-y-nghia-cua-quota.html

Phân loại của Quota

Quota (hạn ngạch) thường sẽ được phân loại thành 2 loại chính là quota (hạn ngạch) xuất khẩu và quota (hạn ngạch) nhập khẩu, quota (hạn ngạch) nhập khẩu là việc đưa ra sự hạn chế về số lượng một số những mặt hàng hóa được phép nhập khẩu, có thể gây ảnh hưởng đến giá nội địa của hàng hóa, quota (hạn ngạch) nhập khẩu tác động tương đối giống thuế nhập khẩu, còn với quota (hạn ngạch) xuất khẩu là hạn ngạch ít khi được sử dụng.

Ngoài ra thì nó cũng được phân loại thành một số loại hạn ngạch đặc biệt khác. Trong đó, có thể kể đến như:

  • Tariff Quota: có nghĩa là hạn ngạch thuế quan, Tariff Quota là định mức mà các cơ quan quản lý dùng để phân biệt về mức thuế quan mà mỗi đơn vị phải đóng dựa theo số lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Tariff Quota được phân thành hai loại thuế suất, sự chênh lệch giữa hai mức thuế suất thường khá cao, trong đó:
    • Thuế suất cao dành cho cho khối lượng hàng hóa vượt mức hạn ngạch quy định.
    • Thuế suất thấp hoặc thuế xuất 0% dành cho cho khối lượng hàng hóa nằm trong đúng phạm vi quy định của hạn ngạch (ở trường hợp này cong được gọi là thuế quan ưu đãi).
  • International quota: có nghĩa là hạn ngạch quốc tế, International quota là định mức mà các cơ quan quản lý sử dụng trong các hiệp hội ngành hàng nhằm khống chế được khối lượng của một mặt hàng hay nhóm hàng hóa xuất khẩu của các nước hội viên, và giữ giá ổn định cao của mặt hàng hay nhóm hàng đó trên thị trường quốc tế, bảo vệ quyền lợi chung cho các thành viên thuộc hiệp hội.

Nhưng dù với bất kỳ loại hình nào đi chăng nữa thì mục đích của Quota vẫn không phải là đem lại nguồn thu cho chính phủ hay các cơ quan quản lý, nhưng Quota lại đem đến nguồn lợi nhuận lớn cho chính những người xin được giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch. Quota (hạn ngạch) cũng có thể là nguyển do đưa một doanh nghiệp trong nước nhanh chóng trở thành một nhà phân phối độc quyền của mặt hàng hóa đó cho cả thị trường.

Tính chất của Quota (hạn ngạch)

  • Bên cạnh việc được hiểu như một quy chế của mỗi quốc gia trong việc kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu vào thị trường của nước mình, thì Quota còn giữ vai trò như một động lực giúp mỗi quốc gia có thể nhanh chóng thúc đẩy được các hoạt động kinh doanh, sản xuất của các doanh nghiệp trong nước, cũng như việc giúp tăng thặng dư của các doanh nghiệp, các cá nhân sản xuất hàng hóa đó. Tuy nhiên một mặt thực tế mà chúng ta cũng cần phải nhìn nhận đó là việc làm cho số lượng hàng hóa nhập khẩu nhỏ hơn số lượng hàng nhập trong thương mại tự do của Quota cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tổng phúc lợi trong xã hội cũng sẽ giảm đáng kể, dù giá bán của các mặt hàng cùng loại ở thị trường trong nước tăng, nhưng đơn giá thực tế của hàng hóa nhập khẩu không tăng, khiến cho nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm mạnh.
  • Cơ chế quản lý bằng hạn ngạch có tác động không giống với thuế quan ở chỗ nó cho biết trước số lượng hàng hoá được nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Điều tiết hệ thống kinh tế ngoại thương thông qua thuế quan sẽ làm tăng thu ngân sách của chính phủ nhưng điều tiết bằng hạn ngạch chỉ làm tăng thu nhập cho cơ quan kinh doanh nhận được hạn ngạch. Tuy vậy do trong tình hình kinh tế thế giới hiện nay có xu hướng tự do hoá thương mại và xoá bỏ dần hàng rào thuế quan nên nhằm bảo hộ sản xuất trong nước các chính phủ thường dùng hệ thống hạn ngạch. Hạn ngạch là công cụ quan trọng để can thiệp điều tiết khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của một quốc gia, thông qua hạn ngạch cho phép chính phủ ước đoán tương đối chính xác lượng hàng xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ. Trong khi đó thông qua thuế quan chính phủ không thể dự báo trước được khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu vì nó thay đổi phụ thuộc vào giá cả thị trường quốc tế.

Điều kiện được áp dụng Quota (hạn ngạch)

Không phải ở bất cứ trường hợp nào Quota (hạn ngạch) cũng tự ý được phép sử dụng, mà việc sử dụng Quota (hạn ngạch) ở đâu hay như thế nào cũng đều phải được sự cho phép quản lý của mỗi Quốc gia và cả Quốc tế, cũng như được quy định cụ thể, rõ ràng trong các luật định hiện hành hiên nay. Trong đó theo điều XI – CATT ban hành năm 1994 quy định như sau:

Các quốc gia không được phép tự ý sử dụng biện pháp Quota (hạn ngạch) để tránh các trường hợp như Quota (hạn ngạch) không minh bạch, Quota bị biến tướng, và tạo điều kiện cơ hội phát sinh các vấn đề tiêu cực …

Ví dụ: Việc Quota (hạn ngạch) bị biến tướng thành nhiều tên gọi như: quản lí theo chuyên ngành, quản lí theo kế hoạch, quản lí có điều kiện…cũng là một trong những cơ hội lớn giúp nhiều cá nhân lợi dụng để trục lợi và thu những khoản thuế bất chính.

Tuy nhiên, tại Điều XVIII – GATT ban hành năm1994, Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) cũng cho phép các quốc gia được áp dụng Quota (hạn ngạch) trong các trường hợp đặc biệt như sau:

– Các quốc gia được áp dụng Quota (hạn ngạch) nhằm hạn chế tạm thời, khắc phục sự khan hiếm trầm trọng của thị trường về lương thực, thực phẩm hay yếu phẩm cần thiết khác

Ví dụ: Quota (hạn ngạch) xuất khẩu gạo, gỗ, than, …

  • Các quốc gia được áp dụng Quota (hạn ngạch) trong trường hợp nhằm bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán.
  • Các quốc gia được áp dụng Quota (hạn ngạch) trong trường hợp thị trường tại quốc giá đó đang có dấu hiệu thâm hụt nặng nề và nghiệm trọng trong các vấn đề như dự trữ tiền tệ, hay số dự trữ hàng hóa hiện tại hiện quá ít và cần được bổ sung và nâng cao mức dự trữ mặt hàng hay nhóm hàng hóa đó lên một cách hợp lý nhất
  • Bên cạnh đó, đối với những trường hợp của các nước đang phát triển thì có thể áp dụng được Quota (hạn ngạch) tại các chương trình trợ giúp của chính phủ trong việc đẩy mạnh và phát triển kinh tế, hay cũng có thể là hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa để bảo vệ sự phát triển ổn định cho một số ngành công nghiệp trong nước.

Ngoài ra, Quota (hạn ngạch) còn được áp dụng trong các trường hợp như sau:

  • Quota (hạn ngạch) mang mục đích bảo vệ các loài động thực vật quí hiếm
  • Quota (hạn ngạch) mang mục đích bảo vệ sức khỏe cho chính con người
  • Quota (hạn ngạch) mang mục đích bảo vệ đạo đức xã hội
  • Quota (hạn ngạch) mang mục đích xuất khẩu hay nhập khẩu những mặt hàng như vàng bạc, các tài sản khác mang nét đặc trưng của từng quốc gia và liên quan đến những giá trị về văn hóa nghệ thuật, lịch sử, khảo cổ, hay những tài nguyên thiên nhiên khan hiếm.

Nhưng bên cạnh sự cho phép đó thì Quota (hạn ngạch) cũng được WTO kèm theo những điều kiện mà các quốc gia phải nằm lòng để đáp ứng được

  • Các quốc gia phải hạn chế sản xuất hay tiêu dùng các mặt hàng hay nhóm hàng hóa đó ở thị trường trong nước.
  • Các quộc gia buộc phải thực hiện các cam kết việc sử dụng và thay đổi mức Quota (hạn ngạch) của mình sẽ không làm ảnh hưởng tới lợi ích của các thành viên trong các quốc gia khác, đồng thời cũng phải dần nới lỏng các định mức mức Quota này sau khi kinh tế đã có sự chuyển biến và khôi phục, và dỡ bỏ hoàn toàn để thực hiện đúng theo những nguyên tắc chung của WTO
  • Quota không có tính pháp lý cao và chỉ được áp dụng trong một thời gian cố định (thông thường thì nó sẽ được áp dụng trong khoản thời gian là một năm đổ lại), bởi thế khi được áp dụng Quota các quốc gia cần phải nhanh chóng công bố thời gian áp dụng và những thay đổi Quota nhanh chóng, cụ thể (nếu có).

Kết luận

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của blog VietAdsGroup.Vn, hy vọng những thông tin giải đáp ? Những ý nghĩa của Quota sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn đọc có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến định nghĩa Quota là gì? vui lòng để lại những bình luận bên dưới bài viết này. Blog VietAdsGroup.Vn luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ quý độc giả


Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!

Quay lại danh mục "Hỏi đáp là gì" Quay lại trang chủ




  • VietAds

    "VietAds gửi lời cảm ơn tới quý khách hàng đã luôn tin dùng dịch vụ quảng cáo trực tuyến hiệu quả suốt chặng đường 9 năm vừa qua! - Đăng nhập"

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TRỰC TUYẾN VIỆT ADS



Bài viết xem nhiều cùng chuyên mục
Bài viết mới nhất cùng chuyên mục