Kinh Nghiệm Đánh Hàng Quảng Châu Trung Quốc (P2)

Với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, tôi muốn chia sẻ lại với các bạn một số thông tin hữu ích đến từ kinh nghiệm đánh hàng Trung Quốc, mà cụ thể là 2 địa điểm Quảng Châu – Chiết Giang. Bài viết sẽ bao gồm 3 phần, phần đầu tiên sẽ là kinh nghiệm đánh hàng tại Quảng Châu, bài viết này sẽ không đi chi tiết vào hành trình mà sẽ nêu các vấn đề cần chú ý khi đi đánh hàng. Hãy chuẩn bị tinh thần và đọc thật kỹ nhé!

  • Bài viết tạo bởi: | Lượt xem bài viết: 500,317 (View) | Ngày cập nhật nội dung gần nhất: 21-01-2024 10:02:16
  • Ðánh giá: 1 11 21 31 41 5(4 sao 11 đánh giá)

Tiếp nối Phần 1: Kinh nghiệm đánh hàng Quảng Châu Trung Quốc của tôi, phần 2 của bài viết tiếp tục chia sẻ các bạn các nội dung cần lưu ý khi đi đánh hàng!

1. Tổng hợp một số kinh nghiệm đánh hàng Quảng Châu

Sang đến nơi rồi thì việc bạn cần làm là gặp nhà sản xuất và lựa chọn mặt hàng. Còn về nhập hàng thì của Hanhtinhxanh.com.vn toàn đóng “công”, không đi hàng đường bộ đã từ rất lâu rồi vì thế vận chuyển hàng qua biên giới chỉ là các mối từ khi tôi khởi nghiệp 2008. Và tất cả những cái đó không phải là kinh nghiệm các bạn đang cần, cái các bạn cần có trong rất nhiều link tôi để trong bài này. Đấy là những kinh nghiệm của những người sống, chiến đấu với việc đánh hàng hàng ngày hàng giờ. Các bạn chịu khó đọc hết các bài này thì đủ kinh nghiệm dằn túi để đi đánh hàng được rồi nhé:

  • http://bit.ly/1NEZljq
  • http://bit.ly/248rqY5
  • http://bit.ly/1TzNKS1
  • http://bit.ly/1VXgx6l

2. Hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng tại Trung Quốc

Có lẽ nhiều bạn đánh hàng lâu năm đã làm việc này hoặc chưa, nhưng các bạn mới làm thì chắc chắn là không biết việc này.

a. Lý do nên mở tài khoản ngân hàng

Khi có dịp đi Quảng Châu đánh hàng các bạn nên vào ngân hàng bên này mở cho mình một tài khoản ngân hàng để sau này không phải lo là cầm nhiều tiền (quá 100 triệu) qua hải quan và nó cũng rất tiện khi bạn thanh toán cho nhà cung cấp đồng thời hạn chế rủi do khi cầm tiền mặt chay tung tăng khắp các chợ.
 

b. Nạp tiền vào tài khoản ngân hàng như thế nào?

Khi có tài khoản ngân hàng rồi, nếu bạn ở Hà Nội, bạn chỉ cần lên phố Hà Trung ở Hà Nội chuyển tiền vào tài khoản của mình là được (mỗi lần chuyển phí là 50 tệ vì vậy cân nhắc chuyển nhiều vào nhé, vì cũng chỉ đấy tiền phí cho một lần chuyển). Còn ở Sài Gòn tôi chưa nắm rõ chỗ nào chuyển được, bạn nào biết comment xuống dưới để các bạn trong đấy biết để chuyển tiền cho tiện.

– Bạn yên tâm mở thẻ và hoàn toàn sử dụng để chuyển khoản thanh toán ngay cả khi bạn đang ngồi ở Việt Nam. Ngân hàng TQ sẽ cấp cho bạn 1 cái chíp cắm vào điện thoại của bạn (điện thoại này bạn đưa cho ngân hàng cắm chíp khi làm thẻ & nếu bạn cắm chíp này vào đt khác cũng không thể chuyển đc, chỉ điện thoại đó mà thôi) vậy nên cũng chẳng cần số điện thoại tại Trung Quốc vẫn có thể chuyển khoản thoải mái.
 

c. Thủ tục mở tài khoản

Bạn cần chuẩn bị những tài liệu sau:

  • Hộ chiếu của bạn
  • 10 tệ tiền phí mở tài khoản
  • 50 tệ con chíp để dùng tài khoản online
  • Chi phí duy trì tài khoản chỉ khoảng 10 tệ/năm

Nhìn chung mọi việc cực đơn giản, bạn có thể lấy thẻ luôn chỉ trong vòng 30 phút. Dùng thoải mái nhất là cho các bạn hay mua hàng Trung Quốc trên mạng mà không cần lo lắng về việc thanh toán.

3. Một số lưu ý dành cho các bạn mới đi đánh hàng Quảng Châu

a. Xác định ngành hàng để đặt chỗ ở

Xác định ngành hàng cần mua ở chợ nào thì thuê khách sạn ngay cạnh chợ đó cho tiện việc di chuyển cũng như tập kết hàng hoá. Nếu thuê xa tiền đi lại, thời gian di chuyển và những bất tiện khác còn quá tội so với giá thuê phòng. (Nếu đặt phòng online thì sẽ rẻ hơn đc 10-20% vì thế nên nhờ phiên dịch của bạn đặt phòng online truóc khi bạn sang nhé).

b. Sử dụng công cụ nào để giao tiếp?

Bên TQ bạn nên dùng wechat, không nên dùng Facebook hay Zalo, vì kết nối kém, gọi nói chuyện về nhà sẽ không rõ hay bi gián đoạn.

Với chuyến đi của mình 16 ngày chỉ cần 1 sim 50 tệ dùng thoải mái không hết, còn các cửa hàng bên TQ đều có wifi vì thế bạn cứ mạnh dạn xin password để dùng.

c. Bạn nên di chuyển bằng phương tiện gì?

Nếu phiên dịch của bạn cài Uber thì nên nhờ bạn ấy gọi Uber mà di chuyển vì di chuyển bằng Uber taxi rẻ hơn taxi truyền thống khá nhiều. Nếu đi 2-3 người mà gần cũng không nên đi tầu điện ngầm làm gì vì mất khá nhiều thời gian (và thời gian là tiền) mà cũng không rẻ hơn đc bao nhiêu.

d. Kiểm tra hàng hóa kỹ lưỡng

Kiểm tra khi nhận hàng hoá vì người bán hàng ở chợ rất hay xếp cả hàng lỗi hàng hỏng vào cho bạn khi phát hiện bạn là người ít kinh nghiệm và có thể chỉ mua của họ 1 lần. (Tốt nhất là kiểm kỹ hàng trước khi trả tiền).

Mua buôn rẻ hơn mua lẻ rất nhiều vì thế đừng hỏi mua 1 – 2 làm gì vì 1-2 cái bằng giá mua 5-7 cái rồi. Còn những bạn đánh hàng lớn thì nên đi lùng nhà xưởng giá rẻ luôn so với đánh hàng chợ.

e. Liên hệ với Đại sứ quán khi gặp sự cố

Khi bạn vào chợ thì chỉ cần cố lắng nghe sẽ tìm đc rất nhiều đồng hương cũng đi đánh hàng giống bạn vì thế đưng lo lắng gì cả nhé. Còn nếu xảy ra vấn đề gì thì các bạn alo cho Đại sứ quán VN tại Quảng Châu theo số điện thoại: (0086-20) 83305910; (0086-20) 83305911.

Rất mong các bạn đã từng đi Quảng Châu chia sẻ thêm về những cái tôi chưa biết để cho các bạn mới tự tin khi sang bên Quảng Châu nhé! Phần cuối cùng sẽ là Kinh nghiệm tìm xưởng hàng tại Chiết Giang, mời các bạn đón đọc!


Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!

Quay lại danh mục "Blog" Quay lại trang chủ




  • VietAds

    "VietAds gửi lời cảm ơn tới quý khách hàng đã luôn tin dùng dịch vụ quảng cáo trực tuyến hiệu quả suốt chặng đường 9 năm vừa qua! - Đăng nhập"

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TRỰC TUYẾN VIỆT ADS



Bài viết xem nhiều cùng chuyên mục
Bài viết mới nhất cùng chuyên mục