AIIB Muốn Đầu Tư Vào Việt Nam: Cơ Hội Hay Thách Thức

"Nếu đầu tư trực tiếp thì như Bộ KHĐT đã nói, phải thận trọng với nguồn vốn Trung Quốc vì khi vào Việt Nam, nó sẽ làm khuynh đảo, cạnh tranh không lành mạnh với ngân hàng trong nước, hoặc phía Việt Nam không kiểm soát được.

  • Bài viết tạo bởi: | Lượt xem bài viết: 704,815 (View) | Ngày cập nhật nội dung gần nhất: 05-09-2024 03:33:51
  • Ðánh giá: 1 11 21 31 41 5(5 sao 7 đánh giá)
MỤC LỤC BÀI VIẾT [HIỆN]

Lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) vừa có buổi làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Việt Nam. Tại buổi làm việc, lãnh đạo AIIB cho biết đang xem xét một số hình thức để hỗ trợ cho Việt Nam trong 3 lĩnh vực ưu tiên là giao thông, năng lượng và phát triển đô thị, đồng thời tìm kiếm những cơ hội hợp tác với các ngân hàng thương mại của Việt Nam.
 


AIIB Muốn Đầu Tư Vào Việt Nam: Cơ Hội Hay Thách Thức

AIIB Muốn Đầu Tư Vào Việt Nam: Cơ Hội Hay Thách Thức, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/aiib-muon-dau-tu-vao-viet-nam-co-hoi-hay-thach-thuc.html


 

Thông tin AIIB muốn đầu tư vào Việt Nam được đưa ra trong bối cảnh Bộ KHĐT vừa chỉ ra những hạn chế của nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Trung Quốc, qua đó khuyến cáo thời gian tới vay vốn tín dụng ưu đãi của Trung Quốc cần được xem xét, cân nhắc.
 

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, TS Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho biết, Việt Nam đã có nhiều bài học đối với nguồn vốn vay Trung Quốc, vì thế không nên vội vàng chào đón nguồn vốn này.
 

Tỏ ra thận trọng, TS Kiêm cho rằng, việc AIIB muốn tập trung vào 3 lĩnh vực ưu tiên là giao thông, năng lượng và phát triển đô thị thì đã rõ, nhưng  vẫn chưa thể biết ý đồ đầu tư của họ là đầu tư trực tiếp hay đầu tư theo kiểu liên doanh, hợp tác.
 

"Nếu đầu tư trực tiếp thì như Bộ KHĐT đã nói, phải thận trọng với nguồn vốn Trung Quốc vì khi vào Việt Nam, nó sẽ làm khuynh đảo, cạnh tranh không lành mạnh với ngân hàng trong nước, hoặc phía Việt Nam không kiểm soát được.
 

Trong trường hợp AIIB muốn liên doanh, hợp tác làm ăn với Việt Nam thì có thể xem xét, cân nhắc. Việt Nam đang khuyến khích hợp tác và đầu tư, nếu nhà đầu tư có thiện chí thì chúng ta tiếp thu, nhưng phải trên cơ sở chọn lọc và kiểm soát được, lợi ích của Việt Nam được đảm bảo và những điều kiện mà chúng ta đưa ra được đáp ứng", nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ rõ.
 

Ông cũng nhắc lại con số từng được đề cập trong Bản tin nợ nước ngoài số 7 công bố năm 2011, đó là tổng số nợ của Chính phủ Việt Nam với Trung Quốc tính đến hết năm 2010 lên đến 552 triệu USD và khoản nợ do Chính phủ bảo lãnh là 1,12 tỷ USD. Như vậy tổng số nợ Trung Quốc tính đến cuối năm 2010 mà Chính phủ có trách nhiệm là 1,64 tỷ USD. 
 

Vị chuyên gia nhận xét, tổng số nợ Trung Quốc tính đến cuối năm 2010 mà Chính phủ có trách nhiệm (1,64 tỷ USD) thực ra chưa phải là nhiều. Các nước còn đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn thế, nhưng đối với Trung Quốc, số lượng chỉ là một vấn đề, còn chất lượng lại có nhiều vấn đề khác.
 

Trung Quốc thường bỏ thầu rất thấp, để rồi sau khi thắng thầu thì nâng giá lên. Thiết bị của Trung Quốc rất kém, đội ngũ chuyên gia Trung Quốc làm ăn không chuyên nghiệp...
 

"Vì những yếu tố trên nên nhìn vào 1,64 tỷ USD Việt Nam vay nợ Trung Quốc nói trên thì đó lại là vấn đề đáng suy nghĩ. Tuy số lượng chưa phải là lớn so với các nước khác, nhưng tính rủi ro và khả năng thực hiện cũng như hiệu quả dự án không cao.
 

Đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông bị đội vốn lên hơn 300 triệu USD là một ví dụ. Nhiều dự án khác cũng như vậy, phía Trung Quốc đưa ra một giá đấu thấu rất thấp để trúng thầu, đến khi thực hiện thì nâng lên rất cao. Lúc ấy Việt Nam rơi vào thế đã rồi, họ đã đầu tư và Việt Nam đã chấp nhận, vấn đề trở nên vô cùng phức tạp.
 

Nếu Việt Nam không có biện pháp xử lý những hạn chế trên thì về lâu dài sẽ phải gánh hậu quả nặng nề, vì AIIB cũng sẽ đưa ra những điều kiện ràng buộc kèm theo các khoản vay", TS Cao Sĩ Kiêm nói.


AIIB Muốn Đầu Tư Vào Việt Nam: Cơ Hội Hay Thách Thức

AIIB Muốn Đầu Tư Vào Việt Nam: Cơ Hội Hay Thách Thức, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/aiib-muon-dau-tu-vao-viet-nam-co-hoi-hay-thach-thuc.html


 

Từ những phân tích ở trên, ông nhấn mạnh, Việt Nam phải xem điều kiện vay của AIIB thế nào, có khác Trung Quốc hay không, nếu giống thì phải rất cảnh giác.
 

Đáng lưu ý, AIIB sẽ sử dụng những đồng tiền có lợi cho Trung Quốc cũng như các quốc gia chủ yếu trong ngân hàng này, trước hết là đồng nhân dân tệ. Việc vay vốn trong thời gian dài, nhất là khi đồng nhân dân tệ không ổn định, có thể khiến Việt Nam phải trả với lãi suất cao trong tương lai.
 

"Việt Nam không thiếu các địa chỉ cho vay tiền, nhưng như thế không có nghĩa là chúng ta tăng được quyền mặc cả. Các nước phát triển đầu tư ra toàn thế giới, họ có quyền chọn đối tác. Nếu đối tác có chất lượng thì họ cũng làm nhanh và sòng phẳng, ngược lại nếu đối tác lem nhem thì họ cũng bày trò lem nhem.
 

Điều quan trọng là Việt Nam phải nâng chất lượng hoạt động quản lý của mình, làm ăn chuyên nghiệp, có đội ngũ nhân sự giỏi, quản lý tốt, hệ thống luật lệ rõ ràng, minh bạch, được chấp hành nghiêm. Khi ấy Việt Nam sẽ hút vốn đầu tư và khi mặc cả với họ mới hy vọng có sự sòng phẳng, còn nếu “loạng quạng” như hiện nay mà mặc cả thì kiểu gì họ cũng vẫn ép được Việt Nam", TS Kiêm cảnh báo.
 

Ông nói thêm, Việt Nam đã đặt ra các yêu cầu đối với việc sử dụng vốn vay, nhưng đến nay vẫn chưa làm được, vướng mắc là ở khâu thực hiện.
 

"Chúng ta đặt ra vấn đề rất rõ ràng, định hướng rất tốt, nhưng những thể chế cụ thể, con người cụ thể, cách làm cụ thể, cách quản lý cụ thể... chưa được, hoặc do thủ tục hành chính của Việt Nam quá rườm rà, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ thiếu chuyên nghiệp và cuối cùng là tình trạng tham nhũng.
 

Các nhà đầu tư rất ngại điều này và đó cũng chính là cái cớ để khi đàm phán có thể du di, bỏ qua được nhiều thủ tục, cuối cùng khiến dự án thiếu hiệu quả và rủi ro cao", vị chuyên gia cho biết.


Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!

Quay lại danh mục "Blog" Quay lại trang chủ




  • VietAds

    "VietAds gửi lời cảm ơn tới quý khách hàng đã luôn tin dùng dịch vụ quảng cáo trực tuyến hiệu quả suốt chặng đường 9 năm vừa qua! - Đăng nhập"

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TRỰC TUYẾN VIỆT ADS


Một vài bài viết cùng chủ đề "aiib muốn đầu tư vào việt nam"
AIIB Muốn Đầu Tư Vào Việt Nam: Cơ Hội Hay Thách Thức

"Nếu đầu tư trực tiếp thì như Bộ KHĐT đã nói, phải thận trọng với nguồn vốn Trung Quốc vì khi vào Việt Nam, nó sẽ làm khuynh đảo, cạnh tranh không lành mạnh với ngân hàng trong nước, hoặc phía Việt Nam không kiểm soát được.

Bài viết tạo bởi: VietAds | Ngày cập nhật: 2024-09-05 03:33:51 | Đăng nhập(523) - No Audio


Bài viết xem nhiều cùng chuyên mục
Bài viết mới nhất cùng chuyên mục