Nghệ thuật quản lý nhân sự - VietAds?
Xây dựng uy tín lãnh đạo? - Uy tín của người lãnh đạo là ngọn cờ của toàn thể cấp dưới. Uy tín không còn thì ngọn cờ đó sẽ sụp đổ. Nghiệm khắc với bản thân, làm cho cấp dưới thực sự tâm phục khẩu phục.
Lãnh đạo phải tự lấy mình làm gương. - Lãnh đạo là gì? Là người giỏi trong việc cỗ vũ nhân viên, là mẫu người tuân thủ chức trách.
- Người lãnh đạo phải làm việc một cách chính trực, xử lý công việc đúng đắn.
- Lãnh đạo phải đưa ra những nhận xét trước những biểu hiện của cấp dưới, từ đó có cách tán dương phù hợp như: thưởng tiền, thăng chức, biểu dương...
- Người lãnh đạo phải thành thạo công việc, có kinh nghiệm phong phú, có sự tự tin và chuyên nghiệp, có khả năng hiểu, quan tâm với các vấn đề của cấp dưới và có khả năng giải quyết những vấn đề này. Người lãnh đạo phải nắm được tin tức của cấp dưới, luôn sẵn sàng chia sẻ với cấp dưới.
Thứ nhất, lấy mình làm gương, tự mình đi trước sĩ tốt. Nếu anh ta là người chính trực thì không có lệnh cũng chấp hành, ngược lại dù là lệnh cũng không chấp hành.
Thứ hai, cùng thuộc hạ tiến thân, cùng hưởng vinh nhục.
Thứ ba, quân lệnh như sơn, tổ chức rõ ràng.
Tóm lại: Một người lãnh đạo phải không ngừng học tập tích lũy tài năng và kinh nghiệm trong quá trình quản lý.
1. Bồi dưỡng kinh nghiệm cho phong phú, phải đi vào lòng quần chúng, hiểu rõ mối quan hệ giữa người với người cũng như những nguyên tắc của cuộc chơi.
2. Không ngừng học hỏi, tiếp thu kiến thức mới.
3. Học tập những người lãnh đạo giỏi, cùng người đó noi chuyện, trao đổi tư tường, học cách xử lý cộng việc của anh ta.
4. Lắng nghe ý kiến của cấp dưới.
5. Không bao giờ được đầu hàng hay bỏ cuộc.
Nghệ thuật không chế sự tức giận của lãnh đạo? - Lúc tức giận, bạn phải chú ý xây dựng hình ảnh "nhiệt tình", luôn nghĩ về người khác, chú ý đến việc lớn, chăm chút từng việc nhỏ. Không dễ tức giận nhưng khi tức giận thì người khác phải kính sợ.
- Sau khi nổi nóng, người lãnh đạo phải xử lý, như bù đắp tình cảm bởi mối quan hệ giữa người với người luôn bình đẳng với nhau. Muốn xử lý thõa đáng, bạn phải chọn thời cơ, nếu sơm quá thì sự tức giận của đối phương chưa hết, hiệu quả sẽ không cao, còn nếu muộn quá thì đối phương sẽ không dễ bỏ qua. Vì vậy, bạn phải chọn lúc đối phương có tâm tình thoãi mái nhất thì mọi chuyện mới được giải quyết ổn thỏa.
Xây dựng quyền uy từ phương tiện? - Nhà lãnh đạo giỏi cần xây dựng sức ảnh hưởng qua 6 phương diện: phẩm đức, tài năng, tri thức, tình cảm, uy tín, kết quả thực tế, để tạo nên hình tượng tốt cho bản thân, xây dựng quyền lực cho mình.
1. Dựa vào đức để xây dựng quyền lực. - Phẩm đức của một người rất quan trọng trong việc xây dựng quyền uy không mang tính cưỡng chế.
- Một vị lãnh đạo có trách nhiệm và ý thức cao về sứ mệnh của mình sẽ toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, không mưu cầu lợi riêng, đối đãi với mọi người công bằng, thái độ hòa nhã, giỏi trong việc giao tiếp với mọi người, có tư tưởng mới mẻ và đặc biệt là phẩm chất đạo đức cao thượng, chắc chắn uy tín của người này rất cao, sức ảnh hưởng rất lớn.
- Cá tính và phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo có sức cuốn hút mê người, có khả năng nắm bắt được công chúng, tập trung tinh thần cho mọi người, làm cho mọi người luôn nỗ lực phấn đấu để đạt được mục tiêu.
Tóm lại: Tăng cương tu dưỡng đạo đức, lấy đức để xây dựng quyền lực sẽ làm cho sức ảnh hưởng của vị lãnh đạo đó tăng dần lên.
2. Dựa vào uy tín để xây dựng quyền lực. - Người người làm tướng phải có đủ: trí, tín, nhân, dũng, nghiêm. Trong đó chữ "tín" rất quang trọng.
- Dùng người thì không nghi ngờ, đã nghi ngờ thì không dùng. Tuy nhiên chỉ tin tưởng cấp dưới thì chưa đủ mà quang trọng hơn phải làm cho cấp dưới tin mình.
- Có được uy tín với dân thì mới có quyền lực, mới có sức ảnh hưởng.
3. Lấy tình để xây dựng quyền lực. - Một vị lãnh đạo mà có tấm lòng nhiệt tình quan tâm tới người khác, luôn đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu họ, làm hết sức mình để giúp đỡ người khác, thành tâm thành ý tôn trọng họ thì sẽ được mọi người tín phục tận trong lòng, uy tín của lãnh đạo tự nhiên sẽ tăng.
4. Lấy "trí" để xây dựng quyền lực. - Nhà lãnh đạo nếu được mọi người coi là người có tri thức thì có thể khẳng định là bạn đã có được sự tôn kính và tín nhiệm của họ.
- Tri thức, kinh nghiệm có thể giúp cho người lãnh đạo xây dựng được quyền lực cho mình, nhưng cũng có thể trở thành gánh nặng cho người đó. Quá dựa vào kinh nghiệm và tri thức đã cũ rất dễ dẫn đến việc "tôi làm theo cách của tôi, mặc kệ ai đó.", không tiếp thu ý kiến của người khác, từ đó sẽ mất dần đi sự tín nhiệm của cấp dưới.
5. Dựa vào "tài" để xây dựng quyền lực. - Tài năng sẽ làm cho mọi người tin phục. Tài nhận thức, tài quyết sách, điều động, quản lý tổ chức của người lãnh đạo, tài quan sát tổng thể toàn cục, tài cỗ vũ, công tác tư tưởng chính trị, tài ứng biến và xử lý vấn đề, tài năng về kỹ thuật chuyên nghành.
6. Lấy "thành tích" để xây dựng quyền lực. - Một vị lãnh đạo không tạo ra được thành tích thì quần chúng không phục. Chỉ có nói lời thực, làm việc thực, hiệu quả thực tế, thành tích phải đi kèm thì lời nói mới có hiệu lực, sự tín nhiệm của người lãnh đạo mới dần dần được cải thiện.
CEO VietAds - Trần Quốc Hùng
Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!
Quay lại danh mục "Blog"
Quay lại trang chủ