8 Chiến Lược Định Giá, Doanh Nghiệp Nhất Định Phải Biết

a

  • Bài viết tạo bởi: | Lượt xem bài viết: 177,235 (View) | Ngày cập nhật nội dung gần nhất: 05-09-2024 05:18:19
  • Ðánh giá: 1 11 21 31 41 5(3 sao 13 đánh giá)
MỤC LỤC BÀI VIẾT [HIỆN]
Việc đưa ra giá sản phẩm là cả một nghệ thuật, và người “định giá” chính xác là cả môt “nghệ sĩ” cho doanh nghiệp. Chính vì vậy nắm chắc và vận dụng chiến lược định giá phù hợp sẽ là bí quyết giúp doanh nghiệp đạt được doanh thu mong muốn. Hãy cùng nghiền ngẫm 8 chiến lược định giá phổ biến sau đây:


1. Penetration Pricing – Chiến lược định giá khi xâm nhập ngành hàng
Đây là chiến lược được các doanh nghiệp áp dụng khi muốn đưa sản phẩm mới thâm nhập thị trường, nhất là các thị trường có mức nhạy cảm về giá cao. Sử dụng chiến lược này doanh nghiệp sẽ đưa ra mức giá thấp nhất để cạnh tranh với mong muốn sản phẩm của mình sẽ được khách hàng dùng thử và chấp nhận rộng rãi. Tuy nhiên khi áp dụng mức giá thấp như vậy,doanh nghiệp hoặc là có lợi thế về chi phí (tức là chi phí thấp hơn) hoặc phải có nguồn lực tài chính đủ mạnh để chịu lỗ.


2. Loss Leader Pricing – Chiến lược định giá lỗ để kéo khách
Bạn sẽ bắt gặp chiến lược định giá này với hình thức bán combo đa sản phẩm. Có nghĩa là doanh nghiệp chấp nhận lỗ hoặc định giá một số sản phấm thấp hơn so với mức vốn đã bỏ ra trong một thời gian ngắn. Chiến lược này được áp dụng nhằm lôi kéo khách hàng hoặc xây dựng mạng lưới khách hàng rộng hơn.
Lấy Nintendo làm ví dụ: bám vào thực tế, khi mua máy chơi game khách hàng sẽ phải mua luôn CD game cùng hãng thì mới chơi được. chính vì vậy họ đã bán máy chơi game Play Station với giá rẻ nhưng lại bán CD game với giá cao hơn. Mặc dù khách hàng không thích mức giá cao của CD game nhưng họ vẫn phải chấp nhận thực tế này.


3. Predatory Pricing – Chiến lược định giá hủy diệt
Vẫn là phương pháp đưa ra mức giá thấp nhất so với thị trường nhưng ở đây doanh nghiệp thậm chí sẽ thẩy giá sản phẩm xuống tới mức không thể có lãi trong một thời gian nhất định nhằm suy yếu hoặc loại trừ các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược này rất hiệu quả với những thị trường có sự nhạy cảm về giá cao, ví dụ như hàng tiêu dùng nhanh. Khi các doanh nghiệp sử dụng chiến lược này đối thủ của họ đôi khi sẽ không còn cơ hội để gia nhập thị trường lại được nữa. Tuy nhiên doanh nghiệp thường phải có sự hậu thuẫn rất lớn về tài chính mới có thể cân nhắc áp dụng chiến lược này.


4. Discrimination Pricing – Chiến lược định giá phân biệt
Với chiến lược này, doanh nghiệp sẽ đưa ra những khung giá khác nhau cho cùng 1 sản phẩm/ dịch vụ tùy thuộc vào nhóm khách hàng, thời gian, địa điểm,… Những mức giá khác nhau này không phản ánh sự khác biệt tương ứng về chi phí.


Ví dụ như Uber và Grab luôn có những mức giá khác nhau tùy vào thời gian đó là cao điểm hay thấp điểm; rạp chiếu phim có những mức giá khác nhau cho từng đối tượng,…


5. Going-rate Pricing – Chiến lược định giá theo mức giá hiện hành
Theo chiến lược này, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào giá của đối thủ cạnh tranh từ đó đề ra mức ra theo định hướng của mình. Doanh nghiệp sẽ đưa ra mức giá thấp hơn khi muốn tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường hoặc sẽ đẩy giá lên cao hơn nếu họ tự tin về chất lượng, thương hiệu của sản phẩm.
Các doanh nghiệp kinh doanh trong thị trường ít có sự khác biệt lớn về chức năng hay thương hiệu sản phẩm cần cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng chiến lược này.


6. Prestige Pricing – Chiến lược định giá cao cấp
Chiến lược này chỉ dành cho các sản phẩm hay thương hiệu cao cấp, đánh mạnh vào những khách hàng thích thể hiện cái tôi thông qua việc tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ này. Mặc dù chỉ đánh vào một phân khúc nhỏ trên thị trường, phân khúc cao cấp, nhưng những lợi nhuận lợi mang lại đủ lớn để nuôi cả một doanh nghiệp.


7. Skim/ Cream Pricing – Chiến lược định giá hớt váng
Không như chiến lược định giả cao cấp, chiến lược định giá hớt vạng sẽ đưa ra sản phẩm với mức giá cao ngay từ đầu nhằm thu lợi nhuận tuy nhiên sau một thời gian thì sẽ giảm giá xuống. Chiến lược này thường được áp dụng cho những sản phâm mang tính tạo trào lưu, xu hướng mới nhưng có vòng đời ngắn và dễ bị thay đổi bởi sản phẩm khác một cách nhanh chóng. Những khách hàng có thu nhập cao và phản ứng nhạy khi thị trường tung ra sản phẩm mới là “đích đến” của chiến lược này.


8. Sandwich Pricing – Chiến lược định giá bánh mỳ kẹp thịt
Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ biến đối thủ trở thành miếng thịt bị kẹp giữa chiếc bánh mì sandwich bằng cách định giá cho 2 sản phẩm/ thương hiệu ở phân khúc trên và dưới đối thủ, kẹp chặt đối thủ ở giữa. Với chiến lược này, doanh nghiệp mong muốn sẽ 2 sản phẩm/ thương hiệu của mình sẽ “xé xác” đối thủ.

Trên đây là 8 chiến lược định giá phổ biến mà bất cứ marketer hay doanh nghiệp nào cũng cần phải nắm rõ. Để tham khảo nhiều bài viết về kinh doanh hơn hãy theo dõi Vietadsgroup.vn


Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!

Quay lại danh mục "Blog" Quay lại trang chủ




  • VietAds

    "VietAds gửi lời cảm ơn tới quý khách hàng đã luôn tin dùng dịch vụ quảng cáo trực tuyến hiệu quả suốt chặng đường 9 năm vừa qua! - Đăng nhập"

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TRỰC TUYẾN VIỆT ADS


Một vài bài viết cùng chủ đề "chiến lược định giá"
Chiến Lược Kinh Doanh là gì? Tìm hiểu về Chiến Lược Kinh Doanh

Theo Alfred Chandler (trường đại học Harward): “Chiến lược kinh doanh là tiến trình định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hành động và phân bổ các nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”.

Bài viết tạo bởi: VietAds | Ngày cập nhật: 2024-09-03 00:03:01 | Đăng nhập(692) - No Audio

8 Chiến Lược Định Giá, Doanh Nghiệp Nhất Định Phải Biết

Bài viết tạo bởi: VietAds | Ngày cập nhật: 2024-09-05 05:18:19 | Đăng nhập(676) - No Audio


Bài viết xem nhiều cùng chuyên mục
Bài viết mới nhất cùng chuyên mục