Việt Nam Cần Có Mạng Xã Hội Riêng, Không Thể Mãi Phụ Thuộc Facebook

Chính phủ Việt Nam vừa đưa ra đề nghị cho startup chưa từng có ở Đông Nam Á: tạo một mạng xã hội riêng. Nếu chính sách này thành công, Việt Nam sẽ có nhiều lợi ích vô hình bên cạnh việc thu lại được hàng trăm triệu USD thất thoát từ quảng cáo trực tuyến.

  • Bài viết tạo bởi: | Lượt xem bài viết: 863,382 (View) | Ngày cập nhật nội dung gần nhất: 30-01-2024 10:00:52
  • Ðánh giá: 1 11 21 31 41 5(3 sao 7 đánh giá)
MỤC LỤC BÀI VIẾT [HIỆN]

Chính phủ Việt Nam vừa đưa ra đề nghị cho startup chưa từng có ở Đông Nam Á: tạo một mạng xã hội riêng. Nếu chính sách này thành công, Việt Nam sẽ có nhiều lợi ích vô hình bên cạnh việc thu lại được hàng trăm triệu USD thất thoát từ quảng cáo trực tuyến.
 

FACEBOOK Phủ tầm ảnh hưởng


Giống như nhiều người thuộc thế hệ 5x, bà Phan Thị Ngọc Anh, quận 3, TP.HCM, chưa từng tiếp cận với internet hay mạng xã hội. Hai tháng trước, bà Anh bắt đầu sử dụng internet và Facebook là ứng dụng được chọn để kết nối với thế giới ảo thay vì các ứng dụng khác như Zalo chẳng hạn. Lý do, theo bà Anh, vì nhiều người thân của bà đang “ở” trên đây. Thật ra không chỉ mình bà Anh, nhiều tài khoản ảo của các thành viên trong các hộ gia đình ở Việt Nam đều “tụ tập” ở trên Facebook để trò chuyện, tán ngẫu, kết nối... 
 

Đây cũng là lý do chính giúp mạng xã hội này thống trị về mặt thị phần người sử dụng ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nếu TP.HCM có sức chứa 10 triệu người, thì phải cần 200 thành phố như vậy để đón lượt khách ghé thăm Faebook mỗi tháng tính từ đầu năm đến nay.
 

Chính vì thế, lời gợi ý đã đến lúc Việt Nam cần có một mạng xã hội của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể nói là “táo bạo” vì cho đến thời điểm hiện tại, rất hiếm chính phủ ở các quốc gia đang phát triển khuyến khích startup cạnh tranh với các mạng xã hội nước ngoài như Facebook vì tốn kém và không hiệu quả. Thực tế, Việt Nam cũng từng có đề án phát triển mạng xã hội thanh niên Việt Nam với ngân sách lên tới 200 triệu USD.
 

Với kế hoạch mới cho mạng xã hội Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đề xuất một số chính sách ủng hộ và tạo điều kiện phát triển giai đoạn đầu. Mục tiêu đến năm 2022 phấn đấu bằng hoặc hơn số tài khoản của Facebook tại Việt Nam (khoảng 60 triệu tài khoản, chiếm 60-70% thị phần).
 

Facebook thống trị về mặt thị phần người sử dụng ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. 

Trên thực tế, nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận ra sự “nguy hiểm” của ứng dụng  màu xanh hình chữ F trông có vẻ vô hại này ngay từ những ngày đầu. Thông qua việc cung cấp nền tảng lưu trữ thông tin và chia sẻ miễn phí, Facebook có hàng tỉ GB dữ liệu người sử dụng để phân tích chính xác hành vi khách hàng trên mạng rồi bán lại cho doanh nghiệp với giá cao. 
 

Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên nói không với Facebook và các mạng xã hội nước ngoài khác. Sau khi bị chặn tại Trung Quốc vào năm 2009 vì lý do an ninh quốc gia, ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg đã có rất nhiều nỗ lực để trở lại thị trường này từ việc mở văn phòng, công ty con, mua lại các công ty địa phương, tạo quan hệ tốt với các quan chức chính phủ cho đến việc tự bản thân học tiếng Hoa.
 

Một trong những nỗ lực gần đây suýt thành công của Zuckerberg là trung tâm sáng tạo “một ngày” tại Hàng Châu, đại bản doanh của Alibaba. Theo Reuters, Facebook đang mở một công ty con (Facebook Technology vốn dự tính là 30 triệu USD) để đầu tư vào các startup và kỹ sư địa phương vào cuối tháng 7 vừa qua.
 

Tuy nhiên, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung nổ ra khiến giấy phép của trung tâm này bị rút trong vòng chưa đến 24 giờ. Vào năm ngoái, mạng xã hội này đành đi đường vòng và âm thầm tung ra một ứng dụng tên Colorful Balloons dưới tên Công ty Youge Internet Technology. Youge là công ty con của Oculus và Oculus thì lại gọi Facebook là “cha”.
 

Nhiều chuyên gia nhận định thất bại của Facebook Technology cũng sẽ chỉ làm cho Facebook nóng lòng hơn tìm phương thức mới tiến công thị trường 1,4 tỉ dân này. Bước đi tiếp theo của Zuckerberg sẽ có thể giống Yahoo, là mua lại cổ phần của một công ty công nghệ địa phương, như Yahoo đã đầu tư vào Alibaba. Về phía Chính phủ Trung Quốc, cánh cửa đóng lại với Facebook từ năm 2009 lại mở ra một cơ hội cho mạng xã hội trong nước. Đó là WeChat (thuộc sở hữu của Tencent), với 900 triệu người dùng hằng ngày. 
 

Ngược lại với Facebook, WeChat lại bắt đầu là một ứng dụng nhắn tin (Facebook Messenger xuất hiện sau Facebook). Hệ sinh thái của WeChat được phát triển nhanh chóng và đa dạng, thậm chí còn vượt xa hơn Facebook khi cung ứng cả các dịch vụ tài chính.

 

Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!

Quay lại danh mục "Blog" Quay lại trang chủ




  • VietAds

    "VietAds gửi lời cảm ơn tới quý khách hàng đã luôn tin dùng dịch vụ quảng cáo trực tuyến hiệu quả suốt chặng đường 9 năm vừa qua! - Đăng nhập"

  • CÔNG TY CỔ PHẦN TRỰC TUYẾN VIỆT ADS



Bài viết xem nhiều cùng chuyên mục
Bài viết mới nhất cùng chuyên mục